“Cú sốc” cổ phiếu ngân hàng

Năm 2021 là một năm bùng nổ đối với cổ phiếu ngân hàng, khi hàng loạt các ông lớn ngành tài chính phất lên như diều gặp gió. Cũng từ giữa năm này, không cổ phiếu ngân hàng nào dưới 20.000 đồng, giờ có mã đã rớt về gần mệnh giá.

Năm 2021 là một năm thắng đậm của thị trường chứng khoán, nhất là với các mã ngân hàng. Cuối tháng 5/2021, không cổ phiếu ngân hàng nào có giá dưới 20.000 đồng.

Ngay cả những mã có thị giá thấp nhất trong nhóm cũng dao động trong khoảng 24.000-25.000 đồng/cp như VBB, ABB, SGB,… cũng đều tăng chóng mặt, lên tới 80-100% chỉ trong 2 tháng.

Cao nhất phải kể đến là VCB vẫn giữ được giá trên 100.000 đồng/cp, VIB và VPB leo lên trên 70.000 đồng/cp và hàng loạt mã trên dưới 50.000 đồng/cp như TCB, CTG, BID, ACB,…

Nhưng giờ mọi thứ đã khác. Sau gần 1 năm, thị giá cổ phiếu ngân hàng đã liên tục lao đốc, có phần không kiểm soát. Nổi bật nhất phải kể đến các mã như VAB (12.500 đồng/cp), ABB (13.600 đồng/cp), VBB (14.900 đồng/cp).

Ngoài ra, cũng có hàng loạt cổ phiếu bank xuống dưới mốc 20.000 đồng/cp, ở quanh vùng 15.000-18.000 đồng/cp như SHB, NAB, LPB, SGB, BVB.

co-phieu-ngan-hang.jpeg
Từ giữa năm 2021, không cổ phiếu ngân hàng nào dưới 20.000 đồng, giờ có mã đã rớt về gần mệnh giá.

Nay đến cả VCB – mã cổ phiếu ngân hàng có thị giá cao nhất thì cũng đã bị lùi về 77.700 đồng/cp. Các mã có thị giá cao tiếp theo như TCB, VIB, BID đều xoay quanh mốc 40.000 đồng/cp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do năm 2021, hàng loạt ngân hàng đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, mức chia cổ phiếu là 20-30% và thậm chí có nơi như VPB chia tới 80%.

Hệ thống ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thêm hơn 110.000 tỷ trong năm qua, đây có thể nói là năm tăng vốn mạnh và ồ ạt nhất từ trước đến nay. Điều này đã khiến cho thị trường không hấp thu kịp, dẫn đến cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn.

Tiếp đó, lãi suất huy động tăng lên thời gian tới sẽ lại khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhất là người dân sẽ quay về truyền thống, đi gửi tiết kiệm, thay vì “chơi” chứng khoán.

Chưa kể, trong năm nay, dịch đã ổn định, trở lại bình thường, nên thay vì chỉ đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, đất, thì các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó khiến thanh khoản bị ảnh hưởng.

Do đó, theo các chuyên gia, thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng và sẽ không có chuyện tăng đồng loạt cả ngành như năm ngoái.

Năm 2021 là một năm bùng nổ đối với cổ phiếu ngân hàng, khi hàng loạt các ông lớn ngành tài chính phất lên như diều gặp gió. Cũng từ giữa năm này, không cổ phiếu ngân hàng nào dưới 20.000 đồng, giờ có mã đã rớt về gần mệnh giá.

Năm 2021 là một năm thắng đậm của thị trường chứng khoán, nhất là với các mã ngân hàng. Cuối tháng 5/2021, không cổ phiếu ngân hàng nào có giá dưới 20.000 đồng. Ngay cả những mã có thị giá thấp nhất trong nhóm cũng dao động trong khoảng 24.000-25.000 đồng/cp như VBB, ABB, SGB,…đều tăng 80-100% chỉ trong 2 tháng.

Cao nhất phải kể đến là VCB vẫn giữ được giá trên 100.000 đồng/cp, VIB và VPB leo lên trên 70.000 đồng/cp và hàng loạt mã trên dưới 50.000 đồng/cp như TCB, CTG, BID, ACB,…

Nhưng giờ mọi thứ đã khác. Sau gần 1 năm, thị giá cổ phiếu ngân hàng đã liên tục lao đốc, có phần không kiểm soát. Nổi bật nhất phải kể đến các mã như VAB (12.500 đồng/cp), ABB (13.600 đồng/cp), VBB (14.900 đồng/cp).

Ngoài ra, cũng có hàng loạt cổ phiếu bank xuống dưới mốc 20.000 đồng/cp, ở quanh vùng 15.000-18.000 đồng/cp như SHB, NAB, LPB, SGB, BVB.

Nay đến cả VCB – mã cổ phiếu ngân hàng có thị giá cao nhất thì cũng đã bị lùi về 77.700 đồng/cp. Các mã có thị giá cao tiếp theo như TCB, VIB, BID đều xoay quanh mốc 40.000 đồng/cp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do năm 2021, hàng loạt ngân hàng đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, mức chia cổ phiếu là 20-30% và thậm chí có nơi như VPB chia tới 80%.

Hệ thống ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thêm hơn 110.000 tỷ trong năm qua, đây có thể nói là năm tăng vốn mạnh và ồ ạt nhất từ trước đến nay. Điều này đã khiến cho thị trường không hấp thu kịp, dẫn đến cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn.

Tiếp đó, lãi suất huy động tăng lên thời gian tới sẽ lại khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhất là người dân sẽ quay về truyền thống, đi gửi tiết kiệm, thay vì “chơi” chứng khoán.

Chưa kể, trong năm nay, dịch đã ổn định, trở lại bình thường, nên thay vì chỉ đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, đất, thì các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó khiến thanh khoản bị ảnh hưởng.

Do đó, theo các chuyên gia, thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng và sẽ không có chuyện tăng đồng loạt cả ngành như năm ngoái.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
back to top