Cứ cận Tết, pháo tự chế lại 'nổ' trên mạng

Cứ đến dịp gần Tết, các vụ việc, tai nạn liên quan tới pháo tự chế lại tiếp tục gia tăng, để lại nhiều hậu quả khôn lường về tính mạng và sức khỏe.

Trên thực tế, chỉ cần gõ cụm từ "cách làm pháo tự chế", trong khoảng vài giây đã cho ra hơn 5 triệu kết quả với hàng loạt clip dạy cách làm pháo từ pháo hoa không nổ, pháo hoa nổ tới pháo diêm tự chế, pháo cối tự chế một cách đơn giản mà ai cũng làm được.

Điều đặc biệt, các video, clip được chia sẻ một cách công khai, không gắn nhãn giới hạn độ tuổi xem cũng như cảnh báo nguy hiểm, với hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận, cổ vũ và hỏi về cách làm pháo.

Hàng loạt clip dạy cách tự làm pháo tại nhà thu hút nhiều lượt xem. Ảnh chụp màn hình

Hàng loạt clip dạy cách tự làm pháo tại nhà thu hút nhiều lượt xem. Ảnh chụp màn hình

Các thông tin này ngày càng thu hút nhiều người theo dõi, đặc biệt là đối tượng học sinh thường tìm hiểu, sau đó các em đặt mua các loại hóa chất như lưu huỳnh, kaliclorat… về pha trộn thành thuốc pháo. Sau khi đã có thuốc, các em học sinh sử dụng giấy vở hoặc giấy báo cuộn thành vỏ pháo hoặc dùng ống nhựa PVC và keo dán để chế tạo, sản xuất pháo ngay tại nhà.

Để thu hút lượt truy cập, nhiều kênh còn "cạnh tranh" nhau bằng những thủ thuật tạo sự đặc biệt cho pháo như cách trộn nguyên liệu theo tỉ lệ riêng để kiểm soát thời gian pháo nổ, tạo hiệu ứng âm thanh khi nổ, hay tiếng "gầm rú"… càng khiến nhiều học sinh tò mò làm theo mà không ý thức hết được sự nguy hiểm từ chất gây nổ.

Tự chế pháo nổ không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn mối nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh trật tự xã hội.

Chia sẻ trên Dantri, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Hành vi chế tạo pháo nổ trái phép hoặc tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo tại nhà có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân và mức phạt gấp đôi với tổ chức.

Tuy nhiên, đối với các em học sinh từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chế tạo pháo nổ, không áp dụng hình thức phạt tiền mà áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Đối với các em học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tiền, mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

Theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015: Tùy vào tính chất, mức độ mà người vi phạm có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Việc chế tạo, sản xuất, sử dụng nổ trái phép tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Hậu quả các vụ nổ do pháo tự chế rất nghiêm trọng, nhẹ thì ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe; nặng thì không giữ được tay chân, thương tật, mất thị lực, tàn phế suốt đời. Cần phải có sự vào cuộc đồng bộ, sát sao hơn nữa của xã hội, nhà trường, đặc biệt là gia đình trong quản lý, giáo dục con em mình để tránh những sự việc đáng tiếc do pháo nổ gây ra.

Theo các chuyên gia, ngoài sự vào cuộc của các lực lượng chức năng cũng rất cần sự quan tâm, tuyên truyền hơn nữa của nhà trường cũng như các bậc cha mẹ.

Mới đây, bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hai Bà Trưng, đã triệt phá một cơ sở sản xuất, tự chế pháo nổ trái phép tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Toàn bộ số nguyên liệu và pháo tự chế được cơ quan công an thu giữ tại nhà riêng của đối tượng 15 tuổi. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, biết thời điểm gần Tết nhu cầu người mua pháo nổ nhiều nên đã lên Youtube xem cách dạy làm pháo nổ và lên mạng mua nguyên liệu về tự chế để bán kiếm lời.

Hành vi sản xuất, tiêu thụ, sử dụng pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, do nhu cầu trái phép của nhiều người nên tình trạng tự chế pháo nổ để kinh doanh, rao bán qua mạng đang diễn biến phức tạp và ngày càng nở rộ.

Việc tự chế, sử dụng pháo nổ không rõ nguồn gốc là đặc biệt nguy hiểm, không chỉ gây bỏng mà còn có sức công phá và ảnh hưởng của hóa chất, gây ra các vết thương nghiêm trọng, đa chấn thương. Thậm chí có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt phần đời còn lại do tự chế pháo nổ.

Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân không buôn bán vận chuyển, chế tạo pháo nổ đã được lực lượng công an triển khai quyết liệt. Nhưng, quan trọng vẫn là phải có sự vào cuộc đồng bộ, sát sao hơn nữa của xã hội, nhà trường, đặc biệt là gia đình trong quản lý, giáo dục con em mình để tránh những sự việc đáng tiếc do pháo nổ gây ra.

Theo Đời sống
Cụ bà 102 tuổi còn bị u nang buồng trứng xoắn

Cụ bà 102 tuổi bị u nang buồng trứng xoắn

U buồng trứng xoắn là hiện tượng khối u nang buồng trứng ở người phụ nữ bị xoắn lại. Đây là bệnh lý cấp cứu cần phải được phẫu thuật kịp thời nếu không khối u có thể vỡ, hoại tử gây viêm phúc mạc, sốc do nhiễm trùng...
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top