Công ty bảo hiểm chạy đua nâng cấp công nghệ bán hàng

Các quy định mới về bảo hiểm bắt buộc (nghị định 03/2021, thông tư 04/2021/BTC) hiệu lực từ 1/3 tạo cú hích lớn về ứng dụng công nghệ bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm chạy đua nâng cấp công nghệ bán hàng 1

Ứng dụng tra cứu hiệu lực bảo hiểm của VBI giúp khách hàng không phải lưu bản giấy, đồng thời các bên liên quan tra cứu rất nhanh chỉ trong 2 giây.

Theo quy định mới của Nghị định 03/2021 và Thông tư 04/2021/BTC về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, từ ngày 1/3/2021 các doanh nghiệp bảo hiểm phải triển khai hệ thống cấp ấn chỉ điện tử, đáp ứng yêu cầu tra cứu của chủ xe và những bên có liên quan như công ty bảo hiểm, cảnh sát giao thông và cơ quan quản lý.

Đề cập đến nội dung này, một trưởng phòng kinh doanh của Công ty bảo hiểm VBI (trực thuộc ngân hàng Vietinbank) cho biết: "Bắt đầu từ 1/3/2021, khi mua bảo hiểm TNDS ô tô xe máy tại VBI, khách hàng sẽ được nhận giấy chứng nhận điện tử trong vòng 1 phút. Đây là một điểm mới đột phá giúp khách hàng bớt lưu trữ các giấy tờ, tránh trường hợp làm mất hay cũ rách, khách hàng chỉ cần lưu vào thiết bị di động của mình để sử dụng mọi lúc mọi nơi".

Ứng dụng My VBI trên nền tảng iOs và Android, tập trung cho ba sản phẩm chính: Giám định, bồi thường tổn thất xe cơ giới; tra cứu bồi thường bảo hiểm sức khỏe và mua hàng trực tuyến.

Tính năng giám định và bồi thường bảo hiểm trực tuyến là một trong những tính năng ưu việt, vượt trội nhất của ứng dụng My VBI.

Thay vì quy trình khai báo bồi thường trước kia với đầy đủ các bước như tiếp nhận yêu cầu xử lý bồi thường, giám định tổn thất, lựa chọn phương án bồi thường, hoàn thiện hồ sơ bồi thường, để toàn tất thủ tục bồi thường, khách hàng cần chờ đợi 15 ngày làm việc, thậm chí hàng tháng trời.

Tuy nhiên, khi khách hàng phát sinh nhu cầu bồi thường bảo hiểm về ô tô hay sức khỏe, chỉ cần một vài thao tác trên ứng dụng My VBI, chụp hồ sơ gốc ngay tại ứng dụng, My VBI sẽ tiếp nhận trục tiếp và chuyển về bộ phận giám định và bồi thường của Bảo hiểm VietinBank trong vòng 2 giây.

Tại đây, các thông tin của khách hàng được xử lý ngay lập tức mà không mất thời gian gửi nhận. Với ứng dụng My VBI thời gian xử lý được rút gọn xuống còn 5 ngày làm việc, chỉ bằng 1/3 tốc độ trung bình hiện tại trên thị trường bảo hiểm.

"VBI đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ OCA - công nghệ dùng điện thoại có thể quét các giấy tờ của chủ xe như đăng ký, đăng kiểm, căn cước công dân, bằng lái xe...và lưu vào hệ thống, không phải kê khai bản giấy như trước, thuận tiện cho công tác lưu trữ, tra cứu về lịch sử bảo hiểm người và phương tiện", vị trưởng phòng của VBI nói thêm.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện truyền thông của Công ty bảo hiểm BIC (trực thuộc ngân hàng BIDV) cho hay: "Trong ngày đầu tiên hiệu lực của Nghị định và Thông tư này, BIC đã cấp được hơn 50% đơn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) xe cơ giới theo hình thức Giấy chứng nhận bảo hiểm (GCNBH) điện tử. Đây là một kết quả rất ấn tượng vì trước đó từng có ý kiến quan ngại về sự tiếp nhận của khách hàng đối với hình thức cấp mới này hoặc khách hàng còn lo ngại về tính pháp lý cũng như việc xuất trình bảo hiểm khi xuất trình giấy tờ cho cảnh sát giao thông kiểm tra. Khách hàng giờ đây không còn nỗi lo quên giấy tờ khi tham gia giao thông, cùng với đó, việc giao dịch, thực hiện thủ tục mua - bán bảo hiểm dễ dàng qua website hay ứng dụng di động của BIC".

Theo đó, giấy chứng nhận bản điện tử có giá trị pháp lý tương tương với bản giấy, người tham gia giao thông có thể xuất trình nếu có yêu cầu từ lực lượng cảnh sát giao thông hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

Khách hàng, cảnh sát giao thông quét mã QR trên giấy chứng nhận để kiểm tra đầy đủ thông tin được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm và xác thực đơn bảo hiểm hệ thống lưu trữ của BIC.

"BIC đã thực hiện quy định đăng ký mã vạch theo quy định mới tại Trung tâm Mã vạch (Tổng cục Đo lường tiêu chuẩn chất lượng), khi quét mã vạch trên GCNBH cho phép người dùng định danh được doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm ngay lập tức", đại diện bảo hiểm BIC cho hay.

Tuy nhiên, quy định mới yêu cầu chia sẻ dữ liệu trong các doanh nghiệp bảo hiểm để tra cứu lịch sử ATGT của người và phương tiện; các doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, cần thêm thời gian để tuân thủ quy định mới.

Đại diện BIC cho hay: "Nghị định 03 và Thông tư 04 có đề cập đến nội dung này, tuy nhiên để xây dựng một hệ thống chung cập nhật, chia sẻ dữ liệu giữa các doanh nghiệp bảo hiểm thì vẫn cần thời gian hoàn thiện và định hình rõ hơn. Với nền tảng công nghệ thông tin hiện có, BIC tự tin có thể sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng như các Cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện nội dung này".

Nhận định chung của các doanh nghiệp bảo hiểm là quy định mới của Chính phủ và Bộ Tài chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng, đồng thời rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong năm 2021.

Theo xe.baogiaothong.vn
Xe máy trên 5 năm tuổi phải kiểm định khí thải

Xe máy trên 5 năm tuổi phải kiểm định khí thải

Những chiếc xe máy có thời gian sản xuất trên 5 - 12 năm, sẽ phải kiểm định định kỳ khí thải 24 tháng/1 lần. Xe sản xuất trên 12 năm chu kỳ kiểm định khí thải rút ngắn xuống 12 tháng/lần.
KIA sẽ sản xuất bán tải Tasman chạy điện?

KIA sẽ sản xuất bán tải Tasman chạy điện?

Kia Tasman là mẫu xe bán tải với thiết kế độc đáo từng được ra mắt cách đây hơn 1 tháng với thiết kế độc đáo và dự đoán, mẫu bán tải điện Tasman cũng sẽ sớm trình làng.
back to top