Công nghệ vệ tinh: Việt Nam có thể đứng đầu ASEAN

Với việc phóng thành công vệ tinh MicroDragon lên vũ trụ sáng 18/1/2019, Việt Nam đang đứng trong Top 4 ASEAN về công nghệ vệ tinh. Nếu thực hiện đúng lộ trình Dự án Trung tâm Vũ trụ, Việt Nam có thể vươn lên đứng đầu khu vực.

<figure class="article-avatar cms-body"> <p style="text-align: justify;"><em>Đội ngũ kỹ sư Việt Nam tham gia t&iacute;ch hợp vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản.</em></p> </figure> <p style="text-align: justify;"><strong>Lựa chọn l&agrave;m chủ&nbsp;c&ocirc;ng nghệ cao</strong></p> <div> <p style="text-align: justify;">Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Vũ trụ Việt Nam, c&ocirc;ng nghệ vũ trụ l&agrave; biểu tượng sức mạnh c&ocirc;ng nghệ cao của mỗi quốc gia. Cuộc chạy đua vươn l&ecirc;n bầu trời l&agrave; nơi c&aacute;c quốc gia thể hiện sức mạnh c&ocirc;ng nghệ, tiềm lực quốc gia của m&igrave;nh. V&igrave; thế, việc ph&aacute;t triển c&ocirc;ng nghệ vũ trụ m&agrave; trước ti&ecirc;n l&agrave; l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh hết sức quan trọng. Hiện nay, mỗi quốc gia c&oacute; c&aacute;ch tiếp cận c&ocirc;ng nghệ vũ trụ kh&aacute;c nhau, c&oacute; nước tập trung v&agrave;o việc mua ảnh dữ liệu vệ tinh của c&aacute;c nước kh&aacute;c, c&oacute; quốc gia từng bước l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vũ trụ. Việt Nam tiếp cận theo hướng thứ 2, giống như c&aacute;ch tiếp cận của Singapore, Malaysia hay Indonesia d&ugrave; đ&acirc;y l&agrave; hướng đi đ&ograve;i hỏi thời gian, sự đầu tư v&agrave; nhiều thử th&aacute;ch.</p> <p style="text-align: justify;">Ở nước ta, việc l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vệ tinh c&ograve;n c&oacute; &yacute; nghĩa thực tiễn quan trọng bởi Việt Nam l&agrave; một trong những quốc gia chịu t&aacute;c động mạnh mẽ nhất của biến đổi kh&iacute; hậu. H&agrave;ng năm, Việt Nam đối mặt với nhiều thi&ecirc;n tai như b&atilde;o, lũ lụt, lũ qu&eacute;t, sạt lở đất. Ước t&iacute;nh thi&ecirc;n tai c&oacute; thể g&acirc;y thiệt hại 1,5% GDP, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD mỗi năm. Theo b&aacute;o c&aacute;o của NASA, việc sử dụng dữ liệu vệ tinh c&oacute; thể giảm tới 5% - 10 %&nbsp; tổng thiệt hại do thi&ecirc;n tai g&acirc;y ra (khoảng 0,05% GDP). Việc l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ thiết kế, chế tạo, vận h&agrave;nh vệ tinh sẽ gi&uacute;p Việt Nam chủ động nguồn ảnh, kh&ocirc;ng phụ thuộc v&agrave;o nước ngo&agrave;i, nhất l&agrave; trong c&aacute;c t&igrave;nh huống cấp b&aacute;ch khi thi&ecirc;n tai, thảm họa xảy đến.</p> <p style="text-align: justify;">Để l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vệ tinh, Dự &aacute;n Trung t&acirc;m Vũ trụ Việt Nam đ&atilde; đặt ra một lộ tr&igrave;nh. Theo đ&oacute;, Việt Nam từng bước l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vệ tinh th&ocirc;ng qua việc thiết kế, chế tạo từ vệ tinh si&ecirc;u nhỏ, vệ tinh nhỏ đến những vệ tinh sử dụng c&ocirc;ng nghệ ti&ecirc;n tiến nhất l&agrave; c&ocirc;ng nghệ radar (LOTUSat-1 v&agrave; LOTUSat-2). Cụ thể, năm 2013, vệ tinh si&ecirc;u nhỏ PicoDragon (1kg) do Trung t&acirc;m Vũ trụ Việt Nam nghi&ecirc;n cứu, chế tạo được ph&oacute;ng v&agrave; hoạt động tương đối ổn định 3 th&aacute;ng tr&ecirc;n vũ trụ. Cũng trong năm 2013, c&aacute;c kỹ sư Việt Nam bắt tay v&agrave;o thiết kế, chế tạo vệ tinh MicroDragon c&oacute; khối lượng 50kg, hợp phần của dự &aacute;n đ&agrave;o tạo 36 thạc sỹ h&agrave;ng kh&ocirc;ng vũ trụ Việt Nam ở Nhật Bản. Một vệ tinh kh&aacute;c l&agrave; NanoDragon (khối lượng 10kg) cũng đang được Trung t&acirc;m Vũ trụ Việt Nam nghi&ecirc;n cứu, ph&aacute;t triển, dự kiến ph&oacute;ng l&ecirc;n vũ trụ v&agrave;o năm 2020.</p> <p style="text-align: justify;">Sau PicoDragon, MicroDragon, NanoDragon, những vệ tinh mang t&iacute;nh đ&agrave;o tạo, Việt Nam sẽ tiến tới chế tạo vệ tinh c&oacute; gi&aacute; trị cao l&agrave; LOTUSat-1 v&agrave; LOTUSat-2. Hai vệ tinh n&agrave;y c&oacute; khối lượng 570kg, sử dụng c&ocirc;ng nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như ph&aacute;t hiện c&aacute;c vật thể c&oacute; k&iacute;ch thước từ 1m tr&ecirc;n mặt đất, khả năng quan s&aacute;t cả ng&agrave;y lẫn đ&ecirc;m trong mọi điều kiện thời tiết kh&iacute; hậu. Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, LOTUSat-1 sẽ do Nhật Bản chế tạo với sự tham gia của c&aacute;c kỹ sư Việt Nam. Đến LOTUSat-2, việc thiết kế, chế tạo sẽ diễn ra ở Việt Nam, do đội ngũ người Việt thực hiện, đ&aacute;nh dấu bước ngoặt trong khả năng l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vũ trụ của người Việt. Sau LOTUSat-2, Việt Nam c&oacute; thể vươn l&ecirc;n đứng đầu ASEAN về c&ocirc;ng nghệ vệ tinh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tự tin&nbsp;</strong><strong>chế tạo vệ tinh 50kg</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chia sẻ về sự kiện ph&oacute;ng vệ tinh MicroDragon, Thứ trưởng Bộ Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ B&ugrave;i Thế Duy n&oacute;i, sự kiện cho thấy, khi ch&uacute;ng ta hợp t&aacute;c với c&aacute;c quốc gia h&agrave;ng đầu thế giới về c&ocirc;ng nghệ vũ trụ, ch&uacute;ng ta c&oacute; thể học hỏi, từng bước l&agrave;m chủ để tiến tới tự ph&aacute;t triển vệ tinh cỡ nhỏ cho ri&ecirc;ng m&igrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;">GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch Hội H&agrave;ng kh&ocirc;ng Vũ trụ Việt Nam đ&aacute;nh gi&aacute;, việc thiết kế chế tạo th&agrave;nh c&ocirc;ng MicroDragon l&agrave; một bước tiến quan trọng trong việc tiến tới l&agrave;m chủ c&ocirc;ng nghệ vệ tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Trải qua chặng đường đầu ti&ecirc;n, Việt Nam đang ở Top 4 nước ASEAN về c&ocirc;ng nghệ vệ tinh, chỉ sau Singapore, Malaysia v&agrave; Indonesia. Theo PGS Phạm Anh Tuấn, Việt Nam kh&ocirc;ng thua những quốc gia n&agrave;y về c&ocirc;ng nghệ v&agrave; tr&igrave;nh độ nh&acirc;n lực song hạ tầng của ta chưa s&aacute;nh bằng. Hiện nay to&agrave;n bộ qu&aacute; tr&igrave;nh t&iacute;ch hợp, thử nghiệm vệ tinh vẫn phụ thuộc v&agrave;o nước ngo&agrave;i. Việc lưu trữ v&agrave; xử l&yacute; dữ liệu ảnh cũng c&ograve;n hạn chế. &ldquo;Nếu được đầu tư hạ tầng đầy đủ, việc đ&agrave;o tạo c&aacute;n bộ trong tương lai c&oacute; thể thực hiện ngay ở Việt Nam&rdquo;, &ocirc;ng Tuấn chia sẻ.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p style="text-align: justify;"><strong>&ETH;ưa &ldquo;Rồng Việt Nam&rdquo; bay cao</strong></p> <p style="text-align: justify;">Chiều 21/1, Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ&nbsp;Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c đ&atilde; c&oacute; cuộc gặp mặt nh&oacute;m kỹ sư, c&aacute;c nh&agrave; khoa học trẻ, những người đ&atilde; chế tạo th&agrave;nh c&ocirc;ng vệ tinh MicroDragon. &ETH;&acirc;y l&agrave; vệ tinh đ&atilde; được t&ecirc;n lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản ph&oacute;ng v&agrave;o quỹ đạo, bắt đầu l&agrave;m việc trong kh&ocirc;ng gian.</p> <p style="text-align: justify;">Tại cuộc gặp, Thủ tướng cho rằng, việc chế tạo th&agrave;nh c&ocirc;ng MicroDragon khẳng định c&aacute;c kỹ sư trẻ của Việt Nam đ&atilde; l&agrave;m chủ v&agrave; sẵn s&agrave;ng chế tạo, ph&aacute;t triển vệ tinh dưới 50 kg tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Ch&iacute;nh phủ sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nu&ocirc;i dưỡng v&agrave; duy tr&igrave; ngọn lửa đam m&ecirc;, kh&aacute;t vọng nghi&ecirc;n cứu, s&aacute;ng tạo v&agrave; cống hiến của c&aacute;c nh&agrave; khoa học c&ocirc;ng nghệ vệ tinh trẻ. &ETH;ồng thời hy vọng &ldquo;c&aacute;c bạn trẻ, lứa tuổi 30 ở đ&acirc;y tiếp nối tinh thần d&aacute;m đương đầu với thử th&aacute;ch c&ocirc;ng nghệ, để g&oacute;p phần l&agrave;m cho h&igrave;nh ảnh Rồng Việt Nam bay cao tr&ecirc;n bản đồ c&ocirc;ng nghệ vũ trụ thế giới&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </blockquote> </div> </div>

Theo www.tienphong.vn
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top