Cổ phiếu nhóm ngành nào nên đầu tư trong tháng 8?

VN-Index được dự báo biến động quanh vùng 1.200 điểm trong tháng 8, thậm chí có thể lên vùng đỉnh 52 tuần là mức 1.300 điểm

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, thị trường chứng khoán phần nào ghi nhận chuyển biến tích cực hơn. Kết thúc quý II/2023, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hồi phục của VN-Index, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 11.711 tỷ đồng với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 651,43 triệu cổ phiếu.

Kịch bản nào cho VN-Index trong tháng 8?

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) nhận định, với đà tăng kéo dài hơn 100 điểm kể từ mức 1.120 điểm, xu hướng đi lên của VN-Index đang có dấu hiệu chững khi áp lực chốt lời tăng cao tương ứng. Do đó, trong tháng 8 này, thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện những phiên rung lắc để kéo chỉ số kiểm định lại lực cầu tại kháng cự đã bị vượt qua là mức 1.200 điểm.

Dựa vào biến động của VN-Index tại đây, TPS đưa ra 3 kịch bản. Với kịch bản cơ sở, TPS cho rằng, thị trường sẽ chững lại đà tăng chuyển sang biến động sideway trong vùng 1.200-1.240 điểm, do tháng 8 là vùng trũng của thông tin nên sẽ khó có biến động đột biến đối thời thị trường và sau chuỗi tăng kéo dài, thị trường cần thời gian nghỉ ngơi để hấp thụ áp lực chốt lời.

Ở kịch bản tích cực, với việc tăng trưởng tín dụng và GDP 6 tháng đầu năm đang ở mức thấp và khó có khả năng thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Do đó, không thể loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có lần hạ lãi suất điều hành lần thứ 5, giúp gia tăng sự hưng phấn cho nhà đầu tư cũng như thu hút dòng tiền mua mới trở lại, qua đó nối dài sóng 3 tăng với mục tiêu là vùng đỉnh 52 tuần, quanh mức 1.300 điểm.

Với kịch bản tiêu cực, có thể xuất hiện rủi ro nếu VND mất giá. Tuy nhiên, mặt bằng định giá hiện nay của thị trường vẫn chưa ở mức cao như những giai đoạn tăng nóng 2017-2018 hay 2021, do đó khó xảy ra cú chỉnh sâu. Trong kịch bản này, VN-Index có khả năng điều chỉnh về quanh mức hỗ trợ 1.150 điểm.

Còn Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, thị trường có các yếu tố khó khăn và thuận lợi đan xen. Các khó khăn như lợi nhuận sau thuế quý II/2023 tiếp tục phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế với mức giảm hơn 16% so cùng kỳ. Sau khi thị trường tăng liên tục từ tháng 5 đến nay, một số nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái đắt đỏ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Agriseco đánh giá các yếu tố thuận lợi bao gồm: Giải ngân đầu tư công đã và đang được đẩy mạnh trong những tháng tới; kỳ vọng mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhằm hỗ trợ nền kinh tế và thị trường chứng khoán; khối ngoại có dấu hiệu chấm dứt bán ròng và quay trở lại mua ròng, các quỹ ETF tăng quy mô giải ngân; kết quả kinh doanh nửa cuối năm kỳ vọng sẽ tăng trưởng tích cực trên nền thấp của cùng kỳ năm 2022.

Agriseco dự báo, thị trường tháng 8 sẽ phân hóa rõ nét hơn nhưng VN-Index tiếp tục duy trì tăng trưởng và hướng đến vùng 1.240-1.250 điểm.

Cổ phiếu đáng chú ý trong tháng 8

Sau khi đánh giá chọn lọc, Agriseco ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2023 tăng trưởng tốt, định giá hợp lý, hoặc thuộc những ngành hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế của Nhà nước như ADS, FPT, HPG, QTP, STB và VLB.

Còn theo Chứng khoán Yuanta, nhóm cổ phiếu chú ý tháng 8 nằm trong các ngành hóa chất (LTG, DCM, PHR), vận tải (PVT, VTP, GMD), công nghiệp nặng (VEA) và bất động sản (VHM, NLG, KBC, HDC).

Chứng khoán Tiên Phong đưa ra danh mục cổ phiếu khuyến nghị tháng 8 theo phân tích kỹ thuật gồm HAX, ASM, IDC, TPB, LCG, DCM, DXG và CTG.

Đa dạng hơn, Chứng khoán Mirae Asset đã chọn lọc và đánh giá dựa trên việc so sánh biên lợi nhuận gộp giữa 2 quý gần nhất và năm gần nhất để đưa danh sách cổ phiếu tiềm năng, có sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, phải thỏa mãn tiêu chi về giá trị giao dịch, tức mã cổ phiếu có thanh khoản gồm: KBC, NLG, SZC, TCH, PVD, AGR, SLS, QNS, SKG, VIP, BMP, LAS, GMD, CTS, FTS, VIX, SSI, PHR, DBC, LTG, RAL, PVT, DHA, CTR.

Thị trường chứng khoán chuyển biến tích cực hơn trong 7 tháng đầu năm

Theo tổng kết của Chứng khoán Mirae Asset, trải qua 7 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế thế giới đối mặt nhiều sự biến động đi kèm những rủi ro bất ổn, cho thấy viễn cảnh tăng trưởng không mấy lạc quan. Thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến những thất bại đến từ một số ngân hàng lớn. Các ngân hàng trung ương dự kiến giữ lãi suất ở mức cao và hầu hết quốc gia sẽ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, nhằm giảm bớt gánh nặng nợ phát sinh từ những chính sách hỗ trợ khi đại dịch bùng phát.

Trong nước, lạm phát được kiểm soát và có xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng cao nhất với 4,89%; đến tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,12%. Tăng trưởng GDP quý II/2023 có tiến triển hơn so với quý I. Tăng trưởng GDP thực tế 6 tháng đầu năm đạt 3,72% (trong đó quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,14%) thấp hơn 2,48 điểm phần trăm so với mục tiêu.

Bức tranh kết quả kinh doanh quý II nhìn chung vẫn mang gam màu tối. Tính đến ngày 27/7, ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II, toàn thị trường giảm 16,9% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán phần nào ghi nhận chuyển biến tích cực hơn ở 7 tháng đầu năm 2023.

Theo Đời sống
Chủ tịch Vinahud đăng ký mua 20% vốn VHD

Chủ tịch Vinahud đăng ký mua 20% vốn VHD

Ông Trương Quang Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD), vừa đăng ký mua gần 7,7 triệu cổ phiếu VHD, tương đương 20,22% vốn điều lệ Vinahud, với mục đích "đầu tư cá nhân".
back to top