<div> <div> <div> </div> </div> <p><span>Theo TS.LS. Bùi Quang Tín, dịch covid 19 không chỉ gây ảnh hưởng hay tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam mà nó còn tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều tổ chức lớn trên thế giới ví dụ như IMS Bank trong những ngày vừa qua đã hạ dự báo nền kinh tế thế giới từ 0,1 - 0,5 điểm %. </span></p> <p><span>Đối với nền kinh tế Việt Nam, nếu covid-19 được kiểm soát ở quý II thì kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 6,3%. Còn nếu như dịch bệnh này đạt đỉnh điểm mà Việt Nam và các nước kiểm soát được ở cuối quý II thì mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm chỉ là 6 %. Điều đó cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam chịu rất nhiều thách thức. </span></p> <p><span>Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, từ tháng 1/2020 các ngân hàng lớn đã dự báo rằng mức tăng trưởng của năm 2020 tăng khoảng 10% tức là thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận của năm 2019 (15 %). Tuy nhiên, các ngân hàng và các đơn vị tài chính trung gian khác cũng lại có rất nhiều cơ hội để họ tự nỗ lực, nhìn nhận thách thức và vượt qua các thách thức đó bằng chính những nền tảng các nguồn lực sẵn có của mình. </span></p> <p><span>Và T.S Bùi Quang Tín nhận định, có 4 cơ hội để các ngân hàng vươn lên cũng như vượt qua được thách thức trong năm nay.</span></p> <p><span><b><i>Thứ nhất là xử lý nợ xấu.</i></b> Nếu so sánh với năm 2019, nhìn một cách tổng thể, tổng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là 78.522 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm 2019 và rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, có 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3 %. Tuy nhiên, nhìn theo xu hướng tích cực thì có 11 trong số 35 đơn vị ngân hàng đã mua lại sạch nợ xấu từ VAMC như VIB, Vietcombank, Techcombank, TPBank, Nam A Bank, Agribank, Kienlongbank, MBBank... Đây được xem là một tín hiệu khá tích cực khi mà hệ thống các ngân hàng đang nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu.</span></p> <p><span>Nhìn chung số lượng ngân hàng mua lại nợ xấu càng tăng lên thì càng cho thấy hệ thống các ngân hàng đã đủ nguồn lực tài chính, cũng như là cách thức, phương thức… để đủ khả năng giải quyết nợ xấu.</span></p> <p><span>Theo thông tư 02 (02/2013/TT-NHNN) và thông tư 19 (19/2013/TT-NHNN) thì khi ngân hàng (NH) mua lại nợ xấu và xử lý nợ xấu một cách triệt để thì NH đó có cơ hội hoàn nhập được dự phòng, sau đó chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên rất nhiều và đây là một trong những triển vọng rất lớn. Trước đó, NH có rất nhiều cách để tăng lợi nhuận và kinh doanh ví dụ như tăng cường cho vay. Bởi nguồn thu từ cho vay từ cấp tín dụng chiếm 70% nên các NH sẽ nỗ lực cho vay, nhưng cho vay tăng lên đồng nghĩa là các nợ xấu sẽ tăng lên. </span></p> <p><span>Trong năm nay, nhìn chung các doanh nghiệp, các ngành nghề đều làm ăn không thuận lợi, nhưng nếu các ngân hàng thay vì việc cho vay thì họ kiểm soát tốt việc cho vay và kiểm soát tốt các rủi ro cũng như nỗ lực trong vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng trong những năm vừa qua thì chắc chắn sẽ là một cách để tăng lợi nhuận hiệu quả. Mặt khác, khi kiểm soát tốt nợ xấu thì lợi nhuận của NH trong năm 2020 sẽ là lợi nhuận thực chất, lợi nhuân ghi nhận được doanh số tức là lợi nhuận đó tồn tại giống như "tiền tươi thóc thật", điều đó còn tốt hơn việc tăng cường cho vay. Bởi lẽ, nếu ngân hàng tăng cường cho vay mà quán lý nợ không tốt thì chỉ dự thu được các khoản lãi từ các hoạt động cho vay mà không chắc là lợi nhuận thực chất của NH. </span></p> <p><span>Nhìn chung nếu NH kiểm soát tốt hoạt động cho vay trong khẩu vị rủi ro hợp lý của mình và xử lý tốt các nợ xấu trong những năm vừa qua thì có thể xem như là cơ hội lớn cho hệ thống NH để họ vực dậy một cách mạnh mẽ. </span></p> <p><span><b><i>Thứ hai là nỗ lực tuân thủ Basel 2:</i></b> Tuy rằng Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho thời gian là 3 năm kể từ 1/1/2020 là thời gian chính thức áp dụng thông tư số 41/2016, nhưng với tình hình hiện nay NHNN đã lới lỏng thời hạn áp dụng trong thông tư số 41/2016 ra hơn 3 năm. Đến thời điểm này đã có 19 NH tuân thủ Basel 2. Do vậy, nếu các NH còn lại kết hợp cùng với 19 NH trên áp dụng đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn trong Basel 2<b><i> </i>(</b>cụ thể hóa trong thông tư 41) thì chắc chắn rằng việc tuân thủ đúng Basel 2<b><i> </i></b>sẽ giúp cho các hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa kinh doanh hiệu quả vừa quản lý tốt được rủi ro, và lúc đó các NH sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, minh bạch hóa các thông tin, đặc biệt là tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn mới (chỉ số CAR). Và khi hoạt động kinh doanh đi liền với việc quản lý tốt rủi ro thì NH sẽ có cơ hội đạt lợi nhuận thực chất vào năm 2020. </span></p> <p><span><b><i>Thứ ba là đồng lòng theo chính sách của NHNN:</i></b> Hiện nay các NH đã đồng lòng theo chính sách của NHNN đó là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cho người dân đặc biệt là những trường hợp bị thiệt hại, tổn thất vì dịch covid-19 để họ kinh doanh. Theo như chính sách của NHNN thì nhìn bề ngoài có vẻ như các hệ thống NH sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì nếu NH nào có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch covid 19 thì NH đó sẽ tăng được nguồn thu. Bởi vì nếu NH mà tăng về nguồn thu khách hàng thì hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn.</span></p> <p><span>Hiện nay, những chính sách đang được các NH áp dụng trong mùa dịch covid-19 đó là chính sách miễn giảm các phí dịch vụ như: dịch vụ về thanh toán điện tử, dịch vụ về thông tin tín dụng,.. Bên cạnh đó NH sẽ khuyến khích khách hàng giao dịch online, hạn chế sử dụng tiền mặt hay một số NH còn tiến hành giảm lãi cho vay đối với khách hàng mà họ chứng minh được thiệt hại do dịch covid-19. Ngoài ra, NH còn giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng từ hệ thống CIC. Điển hình như hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gồm Vietcombank, BIDV, Sacombank, ACB, VPBank, SHB...mức giảm từ 0,5 điểm % cho đến 3 điểm % tùy từng ngân hàng - là mức giảm rất lớn.</span></p> <p><span>Với những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như khách hàng như trên thì các NH sẽ tạo được niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không quay lưng lại, cũng không tìm một đơn vị phục vụ khác mà họ sẽ tiếp tục gắn bó với những ngân hàng mà họ đã liên kết trong nhiều năm qua. Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện tăng nguồn thu cho hệ thống NH. </span></p> <p><span><b><i>Thứ tư là hệ thống NH sẽ nỗ lực tăng nguồn thu về dịch vụ: </i></b>Đa số các NHVN đều có nguồn thu về cho vay hơn là nguồn thu từ dịch vụ ( khoảng 10 - 15% ). Chỉ một số NH lớn mới có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao còn lại những NH nhỏ lẻ hay NH trung bình khác thì có nguồn thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 20%. Cho nên trong giai đoạn dịch covid-19 này, đó cũng vừa là thách thức vừa là một có hội để NH trong năm 2020 thay đổi cơ cấu nguồn thu. </span></p> <p><span>Do khi có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao thì lúc đó hoạt động kinh doanh của NH vừa hiệu quả lại vừa giảm đi rủi ro, vì nguồn thu dịch vụ chỉ sử dụng năng lực của người nhân viên chứ không phụ thuộc vào nguồn vốn, cho nên đây chính là một cách để NH có thời gian cơ cấu lại nguồn vốn, nguồn thu, trong đó có những nguồn thu từ dịch vụ ví dụ như việc liên kết với bảo hiểm. Các NH sẽ tăng cường kết hợp với các công ty bảo hiểm, đặc biệt trong năm nay dịch bệnh covid-19 tăng cao thì các sản phẩm bảo hiểm giúp người dân phòng ngừa, hạn chế rủi ro, lúc đó NH sẽ có nhiều điều kiện để tăng nguồn thu về dịch vụ thông qua sản phẩm. </span></p> <p><span>Ngoài ra các NH sẽ tăng cường các dịch vụ về cung cấp tài chính, tư vấn giải pháp tài chính, kinh doanh và nguồn thu từ việc kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ… Trong năm nay, các hoạt động cho vay có khả năng sẽ bị thu hẹp lại, nhưng nếu các NH tăng cường đội ngũ có trình độ, đội ngũ phát triển dịch vụ để tiếp tục đồng hành và hỗ trợ khách hàng thì nguồn thu của ngân hàng chắc chắn có điều kiện tăng cao. Đặc biệt, nguồn thu chuyển hướng từ cho vay sang dịch vụ càng nhiều thì NH kinh doanh càng tốt.<b><i> </i></b></span></p> <p><span>Với 4 lý do trên đây thì trong năm 2020 hệ thống NH có thể kinh doanh tốt từ các chính sách hỗ trợ từ các ban ngành. Đặc biệt là khi Thủ tướng có cuộc họp với Bộ tài chính và yêu cầu, chỉ đạo Bộ tài chính phải đồng hành cùng các Bộ ban ngành khác và của nhà nước thực hiện các chính sách trong việc giảm phí, giảm thuế cho các doanh nghiệp khó khăn ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đang chịu thiệt hại lớn như: xuất nhập khẩu nông sản, vận tải, du lịch… Bên cạnh các chính sách của NHNH thì cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất lớn trong năm 2020 này. </span></p> <div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cơ hội nào cho các ngân hàng Việt thời covid 19?
Các ngân hàng được dự báo sẽ kinh doanh khó hơn, nhưng trong khó khăn lại sinh ra nhiều cơ hội, mà một trong số đó là tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ...
Cháo tươi TH true FOOD: Kợp khẩu vị trẻ em, ngon như mẹ nấu tại nhà
Vì sao dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại trong năm 2024?
Cựu Phó Chủ tịch Sông Đà 11 muốn thoái hết vốn SJE
Vi phạm công bố thông tin, Công ty In Hospitality bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ
Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp
SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp.
Hạt nêm Aji-ngon® Heo Giảm Muối – Giải pháp cho bữa ăn ngon, lành mạnh
Với mong muốn đem đến sản phẩm hạt nêm nhằm khuyến khích chế độ ăn giảm muối của người Việt.
Tô cam cùng TH: Đóng góp hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bạo lực giới
Từ ngày 20/11 - 20/12/2024, chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024 – Đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” chính thức diễn ra.
150 CBNV HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”
Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh
Công ty Kinh doanh sản phẩm Khí (PV GAS TRADING) trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao
Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Chậm công bố thông tin, chứng khoán Everest bị xử phạt
CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) vừa công bố thông tin về việc nhận được quyết định xử phạt hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Becamex IDC muốn huy động 15.000 tỷ rót vào các khu công nghiệp
Về phương án sử dụng vốn, Becamex dự kiến dành 6.300 tỷ đồng để đầu tư dự án; 3.634 tỷ đồng để góp vốn vào các thành viên hiện hữu; 5.066 tỷ đồng để tái cấu trúc tài chính.
CHIN-SU mang chảo cơm có thịt đặc biệt lên vùng cao
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” – hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.