Choáng với chậu lan hồ điệp “khủng” giá gần 1,7 tỉ ở Hà Nội
Nguyễn Hải
Chậu lan hồ điệp cao gần 7m, với 3.686 cành hoa đang được bày bán trước cổng sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) với giá gần 1,7 tỉ đồng.
chia sẻ
Tại gian hàng hoa Tết 2023 trước sân vận động Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang trưng bày chậu lan hồ điệp được niêm yết giá lên tới gần 1,7 tỉ đồng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân.
Anh Ngô Văn Nghiệp (33 tuổi, chủ chậu lan) cho biết, chậu lan có 3.686 cành đều được trồng và chăm sóc cẩn thận tại Đà Lạt. Tác phẩm được 10 người thợ hoàn thiện trong 2 ngày 2 đêm.
Toàn bộ lan sử dụng để ghép đều được trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng).
Chậu lan hồ điệp khổng lồ xuất xứ từ Đà Lạt có tên Phú Quý cao gần 7m và đường kính gần 3m. Hiện tại, đây là chậu lan được cho là lớn nhất Việt Nam.
Chậu lan phú quý được niêm yết giá lên tới 1,686 tỉ đồng.
Đặc biệt, phần chậu được khảm trai vảy rồng mạ vàng 24K, chạm nổi hình mèo - biểu tượng của Tết Quý Mão 2023.
Chậu lan hồ điệp khổng lồ thu hút sự quan tâm của khách tham quan.
Chủ chậu lan này cho biết anh sẽ bày bán đến ngày 30 Tết và không hạ giá. Nếu không có ai mua anh sẽ mang về nhà chơi Tết. Mong muốn của anh là được trưng bày chậu lan này lâu nhất có thể, quảng bá hình ảnh lan hồ điệp đến với mọi người.
Ngoài ra, anh Nghiệp còn là chủ cả gian hàng rộng gần 2.000m2, trưng bày 40.000 cây hoa lan với nhiều màu sắc khác nhau, đa dạng mẫu mã.
Mỗi cành hoa tại đây có giá trung bình 300.000 đồng. Loại rẻ nhất có giá 180.000 đồng/cành và đắt nhất có giá 7 triệu đồng/cành. Nếu tính theo chậu, mỗi chậu hoa có giá từ 5 triệu đến 200 triệu đồng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh chậu hoa lan giá 5 tỷ đồng tại Lâm Đồng (Nguồn: THVL)
Là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta thời Lý, Trần, cùng với tượng Phật A Di Đà độc đáo đã đưa chùa Phật Tích trở thành ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Vườn tháp cổ gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi lưu tro cốt xá lỵ của 1214 tăng ni phật tử.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư đã chụp được một số khoảnh khắc tự nhiên gây cười của các loài động vật. Khi xem ảnh, công chúng nhận thấy chúng có cuộc sống thú vị, thậm chí kỳ quặc và đôi khi mang đến tiếng cười.
Hoa cúc đủ màu sắc và kiểu dáng, cây sanh dáng vẻ cổ quái, hòn non bộ tái hiện cảnh tượng ở chốn Cực lạc... là những cây cảnh ấn tượng xuất hiện trong một triển làm ở Hà Nội dịp Tết năm 1915.
Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của 1 số quốc gia Châu Á. Tùy theo truyền thống của mỗi quốc gia và đặc trưng vùng sở tại, người dân sẽ có những món ăn mang đặc trưng riêng rất phong phú và đa dạng. Cùng khoa học và đời sống tìm hiểu bài viết dưới đây nhé
Chiều cuối năm, các công nhân rác phải gồng mình đảm bảo vệ sinh môi trường để người dân được đón Tết sạch sẽ, trong khi họ còn vạn nỗi lo... như việc chờ xe cẩu.
Hình ảnh ông bà, con cháu sum vầy dưới mái nhà cổ kính, bên nồi bánh chưng, bên cành đào hồng thắm, cảnh người người nô nức đi chợ sắm sửa đón Tết... là những hình ảnh được hoạ sĩ Trần Nguyên phác hoạ trong bộ tranh "Tết quê nhà".
Khi khai quật ngôi mộ cổ 1.700 tuổi, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi tìm thấy một chai rượu vang có từ thời La Mã. Họ cho rằng, chất lỏng trong chai vẫn có thể uống được.
Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng, từ lâu, đền Cô Chín Suối Rồng đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Hải Phòng.