• Điều trị tăng huyết áp phải dựa trên kết quả đo huyết áp, thực hiện trong các điều kiện chuẩn theo các hướng dẫn.
• Chế độ ăn hạn chế Natri là một biện pháp quan trọng trong việc kiểm soát tăng huyết áp, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
• Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp nào cần dựa trên mức độ nặng của albumin niệu. Ở những bệnh nhân bệnh thận mạn có albumin niệu rất nhiều, thuốc ACEI hoặc ARB được khuyến cáo là thuốc hạ huyết áp được lựa chọn đầu tiên, nếu không có chống chỉ định.
• Thuốc chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài dihydropyridine và thuốc lợi tiểu là lựa chọn hợp lý hàng thứ 2 và 3
• Ở những bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng huyết áp kháng trị, nên cho bệnh nhân thêm thuốc Spironolactone, tuy nhiên nguy cơ bị tác dụng phụ tăng kali máu đã hạn chế sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân bệnh thận mạn mức độ vừa đến nặng
• Với những bệnh nhân bệnh thận mạn mức độ trung bình đến nặng và có tăng huyết áp kháng trị mà không dung nạp spironolactone, thì nên sử dụng một loại polymer gắn kali nhằm giảm thiểu nguy cơ tăng kali máu để cho phép sử dụng spironolactone lâu dài hơn.
Tuy nhiên chưa rõ chiến lược này có làm giảm tổn thương cơ quan đích liên quan đến tăng huyết áp hay cải thiện kết quả tim mạch hay không.
Chiến lược điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh thận mạn năm 2023 |
• Thuốc lợi tiểu giống thiazide (chlorthalidone) là lựa chọn thay thế để kiểm soát tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân bệnh thận mạn tiến triển, nhưng cần theo dõi cẩn thận huyết áp, điện giải đồ máu và chức năng thận để ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc này.
• Ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu quai, có thể dùng chlorthalidone với liều khởi đầu thấp (tức là 12,5 mg cách ngày) với hy vọng cải thiện kiểm soát huyết áp với ít tác dụng phụ hơn.
• Thuốc chẹn Beta không được khuyến cáo là liệu pháp điều trị đầu tay, nhưng nó có thể hữu ích trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn với các chỉ định cụ thể (ví dụ như suy tim với phân suất tống máu giảm hoặc sau nhồi máu cơ tim cấp tính).
Lưu ý là việc ngừng các thuốc ACEI và ARB khi bệnh thận mạn nặng và tiến triển gần đến mức phải lọc máu không làm ổn định mức giảm suy giảm chức năng thận về lâu dài.
Các nghiên cứu quan sát thấy ở những bệnh nhân suy thận gần đến giai đoạn lọc máu thì ngừng thuốc ACEI hay ARB có thể giúp trì hoãn phải lọc máu nhưng lại làm tăng nguy cơ bị các biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.
Gần đây nghiên cứu STOP-ACEI trên 411 bệnh nhân bệnh thận mạn nặng, tiến triển được chia vào 2 nhóm tiếp tục hoặc ngừng thuốc ức chế hệ RAS. Thuốc tác động trên hệ RAS là những thuốc tác dụng trên hệ thống hormon kiểm soát huyết áp và tổng lượng dịch trong cơ thể. Những thuốc này được dùng để điều trị tăng huyết áp hoặc suy tim.
Kết quả sau 3 năm thấy eGFR (Độ Lọc Cầu Thận ước tính) giữa 2 nhóm không khác biệt. Từ đó kết luận là việc ngừng thuốc ức chế hệ RAS không giúp bảo tồn eGFR hay trì hoãn việc phải lọc máu.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, bệnh viện Bạch Mai)