Chậm ban hành văn bản, vì sao chưa có chế tài xử phạt?

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về việc doanh nghiệp làm chậm bị xử phạt, còn chậm ban hành văn bản thì chưa có chế tài.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Tư pháp: Tại sao nhiều doanh nghiệp sai phạm hay làm chậm thì bị xử phạt nghiêm, nhưng các cơ quan chậm ban hành hướng dẫn hay ban hành văn bản không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, dù tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp? Bộ trưởng có quan điểm và giải pháp gì về vấn đề này?
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn, nhận xét "đây là câu hỏi rất hay mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất trăn trở".
Liên quan nội dung trên, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) nêu thực trạng hiện còn 13 trên 129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này, nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.
Một số văn bản chưa đảm bảo chất lượng, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc không phù hợp với thực tiễn và vẫn có bất cập, vướng mắc. Như vấn đề trạm dừng nghỉ đã được chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các vấn đề khác mà các vị đại biểu Quốc hội thảo nêu tại kỳ họp lần này.

"Vậy thì trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế này như thế nào và trách nhiệm của các vị bộ trưởng, trưởng ngành trong vấn đề trên và hướng giải pháp trong thời gian tới?", đại biểu chất vấn

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết là việc đã có từ lâu. Bộ đã cố gắng có nhiều giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Năm 2023, Bộ Tư pháp thống kê còn 12 văn bản nợ với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật.
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?-Hinh-2
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long.
Theo ông Long, nguyên nhân là do bộ, ngành chưa có sự chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết các vấn đề.
Ngoài ra, một số luật yêu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung quy định chi tiết. Một số văn bản từ lúc thông qua cho đến khi có hiệu lực thi hành tương đối ngắn như nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù cho địa phương.
"Đối với Bộ Tư pháp, chúng tôi chịu trách nhiệm chung trong việc chậm ban hành, và Bộ cũng có trách nhiệm trong tham mưu chung cho Chính phủ về thẩm định, rà soát và đôn đốc", ông Long nói.
Bộ trưởng Tư pháp đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, văn bản. Trong giai đoạn soạn thảo cần cố gắng xác định rõ các nội dung quy định chi tiết; quá trình thẩm tra, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ để các vấn đề chưa rõ thì chưa nên đề xuất đưa vào chính sách; giới hạn số lượng văn bản bằng cách gộp nội dung quy định chi tiết.
"Điểm cuối cùng chúng tôi rất hy vọng, tức là trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính như thế nào phụ thuộc rất lớn vào con người.
Chính vì thế, từ những quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng, vừa rồi Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp tới trong công tác xây dựng văn bản.
Đây sẽ là một kênh cùng với giám sát của Quốc hội sẽ tạo được đà phát triển và khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế cho đến bây giờ", Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho hay.
>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Dương Khắc Mai, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trao đổi kỳ vọng về phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV rằng bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không lòng vòng":
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Theo Đời sống
back to top