<div> <p>Trump ngày 14/4 tuyên bố ông đang chỉ đạo chính quyền ngừng cấp ngân sách và "thực hiện một cuộc đánh giá nhằm làm rõ vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của <span>nCoV</span>".</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> </div> <meta content="https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/000-1QL5ZM-7484-1586925098.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=UnGziErIEK_Xbi4qMGxVcA" itemprop="url" /><meta content="750" itemprop="width" /><meta content="450" itemprop="height" /><meta content="" itemprop="href" /> <div><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/i1-vnexpress-vnecdn-net_000-1ql5zm-7484-1586925098.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/000-1QL5ZM-7484-1586925098.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WZzocZIz2Z_tvMWbWOGNpA 1.5x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/000-1QL5ZM-7484-1586925098.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=2Y_N6wPH1zQpN-WSYPmVsQ 2x" media="(min-width: 768px)" /><img alt="Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng về Covid-19 ngày 14/4. Ảnh: AFP." src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/i1-vnexpress-vnecdn-net_000-1ql5zm-7484-1586925098.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p>Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng về Covid-19 ngày 14/4. Ảnh: <em>AFP.</em></p> </figcaption> <p>Ông chủ Nhà Trắng lâu nay tin rằng WHO thiên vị Trung Quốc và thông đồng với Bắc Kinh che giấu về Covid-19 nhằm khiến Mỹ, đối thủ kinh tế chính của Trung Quốc, bị mù mờ thông tin trước dịch bệnh. Theo Trump, điều này khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại.</p> <p>Trump lưu ý Mỹ mỗi năm cấp ngân sách cho WHO từ 400 đến 500 triệu USD trong khi Trung Quốc "chỉ đóng góp gần 40 triệu USD".</p> <p>Phản ứng với quyết định của Tổng thống Mỹ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tuyên bố hiện "không phải lúc" để giảm ngân sách cho WHO hay bất kỳ tổ chức nào khác đang chiến đấu với dịch bệnh.</p> <p>"Đây là lúc cộng đồng quốc tế cần đoàn kết nhằm ngăn chặn virus và những hậu quả thảm khốc của nó", Guterres nhấn mạnh trong một thông báo.</p> <p>Giáo sư Nahid Bhadelia, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston ở Mỹ, nhận định việc rút lại ngân sách cấp cho WHO không khác gì thảm họa.</p> <p>"<strong>Cắt giảm 15% (đóng góp của Mỹ) vào ngân sách WHO trong đại dịch được cho là lớn nhất thế kỷ chắc chắn sẽ gây ra thảm họa</strong>", bà viết trên Twitter. "WHO là một đối tác kỹ thuật toàn cầu, là nền tảng mà qua đó các quốc gia có chủ quyền chia sẻ dữ liệu, công nghệ, là con mắt của chúng ta trước quy mô toàn cầu của đại dịch này".</p> <p>Phe Dân chủ cũng chỉ trích quyết định từ Tổng thống Trump, cảnh báo rằng nó có thể làm phức tạp hóa những nỗ lực toàn cầu nhằm kìm hãm dịch bệnh.</p> <p>"Bất kỳ động thái nào của Tổng thống nhằm ép buộc các chuyên gia y tế Mỹ làm việc mà không có sự hỗ trợ từ WHO đều sẽ phản tác dụng và cuối cùng dẫn tới nhiều hệ lụy hơn", Chủ tịch Ủy ban Thẩm định Hạ viện Mỹ Nita Lowey nói.</p> <p>Trước khi đưa ra quyết định, Trump đã đe dọa sẽ cắt ngân sách WHO. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng Tổng thống Mỹ đang muốn "chính trị hóa" dịch bệnh.</p> <p>"Các đảng phải chính trị nên tập trung vào việc cứu người. Xin đừng chính trị hóa virus", Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Geneva, Thụy Sĩ, hồi tuần trước. "Nếu muốn nhìn thấy thêm nhiều túi đựng xác hơn nữa, hãy làm thế. Nếu không muốn thấy thêm túi đựng xác, hãy kiềm chế việc chính trị hóa nó... Chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều túi đựng xác trước mặt mình nếu không hành động".</p> <p>Mỹ đóng góp khoảng 22% ngân sách WHO với các khoản tiền được chuyển qua nhiều cơ quan khác nhau. Những năm gần đây, WHO nhận được tiền từ Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Hầu hết số tiền được sử dụng để thực hiện các chiến dịch loại trừ bệnh bại liệt và hỗ trợ y tế, dinh dưỡng cho châu Phi.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> <meta content="https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/556318518a-Covid-19-My-2381-15-2494-6050-1586925098.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=RcDcwV_amRnrzfutcITRUg" itemprop="url" /><meta content="750" itemprop="width" /><meta content="450" itemprop="height" /><meta content="" itemprop="href" /> <div><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/i1-vnexpress-vnecdn-net_556318518a-covid-19-my-2381-15-2494-6050-1586925098.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/556318518a-Covid-19-My-2381-15-2494-6050-1586925098.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8KYUik7yYthzH7XY-Ky1wQ 1.5x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/04/15/556318518a-Covid-19-My-2381-15-2494-6050-1586925098.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=lf5kkIZ4_SsEMQQGOZkEnQ 2x" media="(min-width: 768px)" /><img alt="Một thi thể được đưa ra khỏi xe đông lạnh được dùng làm nhà xác dã chiến bên ngoài Bệnh viện Trung tâm Brooklyn, New York, Mỹ ngày 8/4. Ảnh: AFP." src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/i1-vnexpress-vnecdn-net_556318518a-covid-19-my-2381-15-2494-6050-1586925098.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p>Một thi thể được đưa ra khỏi xe đông lạnh được dùng làm nhà xác dã chiến bên ngoài Bệnh viện Trung tâm Brooklyn, New York, Mỹ ngày 8/4. Ảnh: <em>AFP</em>.</p> </figcaption> <p>Số liệu từ WHO cho thấy đóng góp của Mỹ vào WHO trong năm 2020 dự kiến rơi vào khoảng 116 triệu USD, nhưng Washington hoàn toàn có thể tự nguyện đóng góp lớn hơn. Ví dụ, năm 2017, Mỹ đã tự nguyện góp 401 triệu USD, theo phân tích từ Quỹ Gia đình Kaiser.</p> <p>WHO đóng vai trò quan trọng trong tư vấn cho các quốc gia đang phát triển về những vấn đề y tế và khủng hoảng. <strong>Việc cắt giảm ngân sách của tổ chức ở thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ khiến virus vượt khỏi tầm kiểm soát ở những khu vực có diễn biến bệnh phức tạp, đồng thời có thể khiến nó bùng phát trở lại ở những nước phát triển đã kiềm chế dịch bệnh thành công.</strong></p> <p>"Nếu giáng đòn vào WHO, bản thân chúng ta cũng sẽ chịu tác động bởi nó sẽ khiến nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh toàn cầu trở nên khó khăn hơn và điều đó không tốt cho lợi ích của chúng ta", Jeremy Konyndyk, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, trụ sở ở Washington, bình luận.</p> <p>"Khi lửa vẫn còn cháy, dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, tất cả chúng ta đều sẽ bị tổn thương", Konyndyk nói thêm. "Và WHO thực sự giữ một vai trò quan trọng để dập tắt những đám cháy như vậy. Chúng ta nên tạo điều kiện để họ làm việc này thay vì gây chiến với họ".</p> <p>Jack Chow, đại sứ Mỹ về ứng phó HIV/AIDS toàn cầu dưới thời tổng thống George W. Bush, đánh giá việc <strong>Mỹ rút ngân sách khỏi WHO sẽ làm ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục được mở rộng trong tổ chức.</strong></p> <p>"Khi Trung Quốc có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, họ sẽ tạo thêm được ảnh hưởng trong toàn bộ hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả WHO. Phản ứng của WHO trước cách Trung Quốc ứng phó với dịch bệnh đã cho thấy sự công nhận mà WHO dành cho Trung Quốc trong gần như tất cả các lĩnh vực chiến lược", ông nhận xét.</p> <p>Theo Konyndyk, quyết định cắt ngân sách không liên quan đến việc WHO đã làm hay không làm gì mà chủ yếu nhằm mục đích <strong>đánh lạc hướng dư luận khỏi những phản ứng có phần lúng túng và chậm chạp ban đầu của chính quyền Trump trước Covid-19 </strong>và thực tế là Mỹ giờ đây trở thành tâm dịch toàn cầu<strong>.</strong></p> <p>"<strong>WHO là một con dê tế thần bởi họ không thể chống trả</strong>. Họ không thể và không muốn chỉ trích thành viên của mình. Nếu Mỹ muốn đổ lỗi cho họ, họ chỉ đơn giản là ngồi đấy và chấp nhận", Konyndyk nói. "WHO thực sự là một con dê tế thần hoàn hảo đối với Nhà Trắng nhưng thật nực cười khi nghĩ rằng họ bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm vì phản ứng chậm chạp của Mỹ".</p> <p>Cả Konyndyk và Chow đều tin rằng việc Mỹ cắt ngân sách đóng góp cho WHO trong lúc Covid-19 gây chao đảo thế giới là hành động tự chuốc lấy thất bại.</p> <p>"Việc cắt ngân sách sẽ gây phản tác dụng sâu sắc đối với các lợi ích của Mỹ bởi Mỹ được lợi trong việc ngăn chặn virus ở bất kỳ đâu. Nếu dịch bệnh chưa được dập tắt hoàn toàn, chúng ta vẫn có nguy cơ bị tổn thương. WHO có vai trò cực kỳ quan trọng trong đó", Konyndyk nhấn mạnh.</p> <p>"Họ được bộ y tế các nước trên thế giới lắng nghe nhưng họ đặc biệt có ảnh hưởng đối với bộ y tế ở những nước đang phát triển", Konyndyk cho hay. "Các nước này sẽ cần tới sự giúp đỡ từ WHO".</p> <p>Chow nhận định bất kể Trump bất bình với WHO như thế nào, cắt viện trợ ở thời điểm như hiện nay là một "sai lầm nghiêm trọng" bởi WHO là nhà cung cấp tư vấn y tế công cộng chính ở những trung tâm dân số lớn của thế giới với hệ thống y tế còn mong manh.</p> <p>"Cắt ngân sách WHO đồng nghĩa với việc rút các cố vấn y tế khỏi những khu vực này giữa lúc họ cần nhất. Nếu Covid-19 tăng tốc lây lan ở những khu vực nghèo khó, dịch bệnh có thể kéo dài thêm nhiều tháng thậm chí nhiều năm nữa hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn với loài người. Hành động của Trump, tạo ra khủng hoảng giữa khủng hoảng, sẽ làm suy yếu phản ứng toàn cầu ở vào một thời điểm vô cùng bấp bênh", ông đánh giá.</p> <p> </p> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cắt ngân sách WHO, Trump tạo thảm hoạ kép
Việc Trump cắt ngân sách cấp cho WHO được nhìn nhận là hành động tạo ra khủng hoảng giữa khủng hoảng, làm suy yếu nỗ lực chống Covid-19 toàn cầu.
Theo vnexpress.net
Quốc hội dự kiến họp trực tuyến giữa dịch Covid-19
Jaguar và Land Rover chuyển giao hơn 300 xe cho các dịch vụ chống Covid-19 tuyến đầu
26.000 người chết vì Covid-19, Mỹ có thể phải giữ cách ly xã hội đến 2022
Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty Gỗ An Cường ủng hộ hơn 3,3 tỷ chống Covid-19
Toyota bung sức trợ giúp cho tuyến đầu chống Covid-19
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Hà Nội đang ô nhiễm thứ 5 trên thế giới, chất lượng không khí rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở ngưỡng không lành mạnh với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 181, màu đỏ là ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Theo kênh Military Summary cho biết, Quân đội Nga (RFAF) đã tập trung số lượng lớn quân ở phía nam thành phố Pokrovsk và bắt đầu các đợt tấn công ác liệt. Quân Nga tung chiến thuật biển người, Lữ đoàn 150 của Ukraine mất 75% quân số trong 2 tuần.
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, một lần nữa hệ thống tên lửa Scud-B, đây loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á, được Quân đội Việt Nam trưng bày trước công chúng.
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Lúc 7h sáng cùng ngày, chiếc phà chở khách chạy tuyến từ thôn Bình Trung (xã Tam Hải) đi thôn Xuân Mỹ (xã Tam Hải) đang lưu thông vượt sông Trường Giang (Quảng Nam). Đến gần bờ thì phà bị phá nước nên bị chìm.
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Cơ quan Công an xác định, anh D. là cán bộ công an thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Yên Sơn.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.