Cần quy định chặt chẽ khí thải

(khoahocdoisong.vn) - Phải thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, song lại chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đã đến lúc phải kiểm soát chặt các nguồn phát thải này.

Phát thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, song lại chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đã đến lúc phải kiểm soát chặt các nguồn phát thải này.

Tại tọa đàm “Mối quan tâm của cộng đồng về ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải công nghiệp - Vấn đề mới nổi” được tổ chức mới đây, PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cho hay, trong luật sửa đổi môi trường lần này đã tập trung vào vấn đề ô nhiễm không khí, bởi thực trạng không khí vừa qua đã gây những hậu quả, hệ lụy lớn đến sức khỏe người dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, trong luật sửa đổi, về chế tài xử phạt người gây ô nhiễm còn chưa rõ.

Hiện, tổ hợp gây ô nhiễm không rất nhiều như rơm rạ, đốt than tổ ong, giao thông, công nghiệp, khai thác đá... Vì vậy, phải có những giải pháp cụ thể hơn, nhất là trong hệ thống thiết bị giám sát, đo đạc để có những số liệu chính thức về ô nhiễm không khí, từ đó biết rõ ngành nào nhiều, ngành nào ít, loại hình nào phải thu phí nhiều. Đồng thời, phải có cơ quan kiểm tra chéo để có số lượng trung thực nhất. Nếu không từng bước thực hiện và quyết liệt thì rất khó trong việc giải quyết ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm không khí từ nguồn phát thải công nghiệp nói riêng.

Công tác quản lý ô nhiễm không khí tại Việt Nam vẫn còn những bất cập chưa được giải quyết triệt để. Một số trường hợp còn chưa xác định rõ nguyên nhân từ đâu và đóng góp ở mức độ nào. Vì vậy, cơ quan nhà nước phải vào cuộc rốt ráo hơn nữa, không thể tự giao cho doanh nghiệp hay xã hội hóa mà có cách thức quản lý từng vùng, từng khu thì mới phân loại và có giải pháp đúng đắn. Cần có quy định và biện pháp chặt chẽ hơn về quy chuẩn kỹ thuật cũng như chế tài xử lý đối với các nguồn phát thải công nghiệp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường đang được sửa đổi.

Theo Đời sống
Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
back to top