Cận cảnh loài khỉ nổi tiếng nhất châu Á

Trong thế giới của các loài linh trưởng, chi Macaca gồm các loài khỉ điển hình, đặc trưng của khu vực châu Á. Nhiều loài trong số chúng có dân số đông đúc và có mối quan hệ gần gũi với con người.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu
Khỉ vàng (Macaca mulatta) dài 45-64 cm, phân bố từ Tây Afghanistan qua Ấn Độ đến phía Bắc của Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Loài khỉ thường gặp nhất này này sống ở các khu vực khô và trống trải. Các cá thể trưởng thành có thể bơi xa 0,8 km giữa các đảo.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-2
Khỉ ăn cua hay khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) dài 37-63 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Không chỉ ăn cua như tên của nó, loài khỉ này còn ăn côn trùng, ếch nhái, quả và hạt.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-3
Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) dài 49-70 cm, sống ở các khu rừng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á. Phân da mặt trụi lông của loài khỉ này lan rộng hơn các loài họ hàng và có màu đỏ tươi. Chúng sống cả trên cây và dưới mặt đất.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-4
Khỉ đen chai mông (Macaca nigra) dài 52-57 cm, là loài khỉ đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonesia. Loài khỉ này có lông đen, mõm dài, mông có chai phồng lên màu hồng. Khối chai mông đặc biệt phồng lớn ở các con cái mùa sinh sản.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-5
Khỉ đuôi sử tử (Macaca silenus) dài 40-61 cm, là loài khỉ đặc hữu của vùng Tây Ghat, Tây Nam Ấn Độ. Sống ở các khu rừng gió mùa ẩm, loài khỉ này dành phần lớn thời gian trên cây. Quanh mặt chúng có lông dài màu sáng đặc trưng.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-6
Khỉ đuôi lợn Mã Lai (Macaca nemestrina) dài 47-60 cm, cư trú ở khác khu vực ẩm, gồm rừng mưa và đầm lầy Đông Nam Á. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại quả, nhưng có khi là các động vật nhỏ như chuột. Đuôi chúng ngắn và cong như cái móc.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-7
Khỉ mũ Sri Lanka (Macaca sinica) dài 43-53 cm, là loài khỉ đặc hữu của đảo Sri Lanka. Sống trong các khu rừng ẩm, đây là loài khỉ nhỏ nhất trong chi Macaca.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-8
Khỉ mũ Ấn Độ (Macaca radiata) dài 35-60 cm, phân bố ở Nam Ấn Độ. Loài khỉ này thường được nhìn thấy gần nơi cư trú của con người. Chúng là loài ăn tạp và có thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ con người.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-9
Khỉ tuyết Nhật Bản (Macaca fuscata) dài 47-60 cm, hiện diện trên khắp Nhật Bản, trừ đảo Hokkaido. Ngoài con người, đây là loài linh trưởng phân bố xa nhất về phía Bắc. Chúng nổi tiếng với việc tận dụng các suối nước nóng để giữ nhiệt vào mùa đông.
Loai khi noi tieng nhat chau A: Co loai nhin nhu con su tu-Hinh-10
Khỉ Barbary (Macaca sylvanus) dài 45-70 cm, sống trong các khu rừng sồi và tuyết tùng cao ở Algeria và Morocco. Đây là loài khỉ duy nhất trong chi Macaca phân bố bên ngoài châu Á.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

Theo VietnamDaily
Du lịch Huế mùa lễ hội, có gì hút khách?

Du lịch Huế mùa lễ hội, có gì hút khách?

Huế, vùng đất cố đô với bề dày văn hóa và lịch sử, luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, vào mùa lễ hội, Huế càng trở nên sôi động, rực rỡ hút hàng ngàn du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Hoa phượng tím ở Côn Minh hút du khách

Hoa phượng tím ở Côn Minh hút du khách

Hàng năm vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, Côn Minh lại khoác lên mình chiếc áo tím mộng mơ với sắc hoa phượng tím rực rỡ. Cảnh tượng này không chỉ làm say lòng người dân địa phương mà còn thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng.
Hoa gạo Hà Giang hút du khách dịp tháng 3

Hoa gạo Hà Giang hút du khách dịp tháng 3

Hà Giang không chỉ làm “say” lòng du khách với hoa cải vàng rực rỡ, hoa mận trắng tinh khôi… nơi đây còn có một mùa hoa khác, nổi bật và quyến rũ lạ thường – mùa hoa gạo tháng 3.
back to top