<div> <p>XEM TRỰC TIẾP PHIÊN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ LÊ VĨNH TÂN:</p> <figure class="video" contenteditable="false"> <video data-src="https://vtv1.dantri.com.vn/app_1_de0c8/_definst_/stream_1_78446/playlist.m3u8" data-video-id="" data-video-key="" height="auto" poster="https://icdn.dantri.com.vn/2019/11/07/levinhtantraloichatvan-1573051770140-1573098727935.jpg" width="100%"> </video> </figure> <div> <div> <div> <div>11:02 07/11/2019</div> <div>Giáo viên, nhân viên y tế chiếm 80% tổng số biên chế sự nghiệp</div> <div> <p>Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) đặt vấn đề, cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế nhưng nghịch lý là chất lượng dịch vụ công như giáo dục, y tế chỉ cải thiện khi số nhân sự trên đầu người học, người bệnh tăng lên. Giải pháp nào khắc phục mâu thuẫn này?</p> <p>Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, y tế là vấn đề phức tạp. Thực tế ngành giáo dục, y tế hiện nay đều đang than không đủ giáo viên đứng lớp, không đủ nhân viên y tế phục vụ việc khám chữa bệnh.</p> <p>Bộ trưởng thông tin, tổng biên chế sự nghiệp cả nước hiện nay là khoảng 1.800.000 người, riêng giáo viên khoảng hơn 1,5 triệu người, chiếm tỷ lệ rất lớn. Tính chung, biên chế cho giáo viên và nhân viên y tế chiếm tới khoảng 80% trên tổng số biên chế sự nghiệp. Theo thống kê, ban đầu đã xác định 87.000 giáo viên các cấp còn thiếu. Ngành y tế cũng thiếu khoảng hơn 12.000 người. Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục để xác minh cụ thể từng địa phương, từ đó có đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị để tiếp tục bổ sung biên chế, đảm bảo đúng chủ trương, có người học là phải có giáo viên, có người bệnh là phải có người chăm sóc.</p> </div> </div> <div> <div>10:54 07/11/2019</div> <div>Kết quả tinh giản bộ máy hành chính khả quan</div> <div> <p>Mở đầu phần trả lời chất vấn của mình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khái quát, xây dựng bộ máy nhà nước, bộ máy công chức viên chức là vấn đề được cả hệ thống chính trị đặt ra từ lâu. Việc sắp xếp dẫn tới việc một số bộ ngành, địa phương bộ máy giảm rất nhiều. Bước đầu đã giảm được 4 Tổng cục, 11 Vụ. Cao Bằng giảm được 38 xã thuộc 8 huyện. Thanh Hoá giảm 76 xã, Hoà Bình giảm 59 xã, Phú Thọ giảm 52 xã… Kết quả tinh giản với bộ máy cơ quan hành chính nhà nước được xem là khả quan.</p> <p>Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, sau 2 năm triển khai thực hiện mới đạt được kết quả bước đầu, chưa đạt được các mục tiêu nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề ra, với nhiều lý do khác nhau.</p> <p>Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) khái quát, tình trạng nhập vào rồi lại tách ra không hiếm ở Việt Nam. Việc sáp nhập 3 văn phòng có ý kiến cho là không phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan. Quan điểm của Bộ trưởng về việc này?</p> <p>Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) đề cập tình trạng di dân không có kế hoạch và dịch chuyển lao động gây khó khăn lớn cho ngành giáo dục. Việc sửa định mức biên chế với ngành này cũng rất chậm, bị động?</p> <p>Đại biểu Châu Quỳnh Giao đặt câu hỏi, tinh giản biên chế, làm sao để không loại bỏ nhầm người giỏi, người tài, giữ lại người kém?</p> </div> </div> </div> </div> <p><strong><em>Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ trả lời chất vấn với nhóm vấn đề đầu tiên là việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; việc sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.</em></strong></p> <p>Bộ trưởng cho biết, căn cứ kết luận số 34 năm 2018 của Bộ Chính trị, các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ liên thông, ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng.</p> <p>Hướng thí điểm thứ hai là hợp nhất cơ quan chuyên môn với ban Đảng, đang thực hiện tại 1 địa phương, giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh.</p> <p>Việc hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thì đã thí điểm mở rộng tới 11 địa phương.</p> <p>Tuy vậy, Bộ trưởng Nội vụ nhận định, kết quả thực hiện các việc này vẫn chậm, chưa hiệu quả.</p> <p>Vấn đề biên chế công chức, theo báo cáo của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, tính đến 30/9/2019, cả nước có gần 254.000 biên chế, tính cả số dự phòng năm 2020, giảm được 8,7% so với số biên chế được giao năm 2015.</p> <p>Vấn đề nan giải trong tinh giản biên chế vẫn nằm ở khối các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là biên chế ngành giáo dục, y tế vì thực tế, biên chế viên chức các ngành này chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, nhưng ký hợp đồng tuyển thêm thì lại trái với quy định pháp luật.</p> <p>Con số chính thức, từ năm 2015 đến nay, khu vực này mới tinh giản được 40.500 người.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn về chế độ tiền lương mới - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/11/06/le-vinh-tan-tra-loi-chat-van-1573051770140.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/20/le-vinh-tan-tra-loi-chat-van-1573051770140.jpg" title="Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn về chế độ tiền lương mới - 1" /> <figcaption>Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân từng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, tháng 11/2016.</figcaption> </figure> <p><strong><em>Nhóm vấn đề thứ hai đặt ra với Bộ trưởng Nội vụ là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.</em></strong></p> <p>Bộ trưởng Nội vụ trình bày chi tiết về quá trình xây dựng nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đã được Chính phủ, Thủ tướng giao từ năm 2017 tới nay. Tuy nhiên, sau khi dự thảo nghị định hoàn thành, gửi sang Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến (cuối năm 2018) thì đầu tháng 10 năm nay, Thủ tướng có văn bản đồng ý đưa ra khỏi chương trình công tác nghị định này.</p> <p>Thay vào đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chủ động, khẩn trương xây dựng dự thảo các nghị định quy định chi tiết luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, bao gồm các nội dung về công tác cán bộ đã được giao, bảo đảm ban hành có hiệu lực cùng với luật. (<em>Hiện dự thảo luật này đang trình Quốc hội, chờ thông qua – PV</em>)</p> <p>Trong nhóm vấn đề này, việc cải cách tiền lương được Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề cập. Theo báo cáo, hiện Bộ Nội vụ đang cùng các cơ quan tổng hợp, đánh giá thực trạng chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý qua các giai đoạn, rà soát văn bản quy định về chính sách tiền lương, trên cơ sở đó, đề xuất thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27 của Trung ương.</p> <p>Kế hoạch, sau khi tổng hợp, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Bộ Chính trị quy định cụ thể chế độ tiền lương mới để làm căn cứ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện từ năm 2021.</p> <p><strong><em>Với nhóm vấn đề thứ ba, công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, </em></strong>tư lệnh ngành Nội vụ cho biết, việc đánh giá tại 32 Bộ, ngành Trung ương và 63 địa phương cho thấy những con số thống nhất, ổn định.</p> <p>Cụ thể, số công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ khoảng 28%, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 65-68%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm khoảng 3-6%. Số công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ khoảng 0,4-0,6%.</p> <p>Bộ trưởng Nội vụ khẳng định đã tập trung cho hoạt động thanh tra công vụ. Trong gần 3 năm qua (từ đầu 2017 tới hết tháng 9/2019), Thanh tra Bộ đã thực hiện 41 cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất. Qua thanh tra đã phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương. Kết quả, Thanh tra Bộ đã kiến nghị thu hồi 21 trường hợp bổ nhiệm, 233 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định.</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn về chế độ tiền lương mới
Tinh giản biên chế; tuyển dụng bổ nhiệm, chế độ chính sách; đánh giá, xử lý vi phạm với công chức là 3 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội đang chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Bộ trưởng cho biết, sẽ sớm báo cáo Bộ Chính trị để quy định chế độ tiền lương mới áp dụng từ 2021.
Theo dantri.com.vn
Bộ trưởng các Bộ Công thương và Nội vụ trả lời chất vấn
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về bổ nhiệm người nhà, tinh giản biên chế
Cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII dự phiên chất vấn tại Quốc hội
Bộ trưởng cần thể hiện trách nhiệm và đề ra giải pháp khi trả lời chất vấn
Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Đặc nhiệm Nga đánh tan nguồn tiếp tế, quân Ukraine nguy khốn
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.