Bỏ quy định ô tô dưới 9 chỗ phải lắp bình cứu hỏa từ ngày 20/2/2021

Từ ngày 20/2/2021, tất cả xe ô tô chở người từ 4 đến 9 chỗ sẽ không cần phải trang bị bình chữa cháy như trước.

Theo Thông tư số 148/2020 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015), bắt đầu từ ngày 20/2/2021 Bộ Công an sẽ không còn quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy trên các xe ô tô 4 - 9 chỗ ngồi. Tuy nhiên, quy định này vẫn sẽ áp dụng với các xe từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

Cùng với đó, danh mục, định mức trang bị thiết bị phòng, chữa cháy cũng có sự thay đổi. Cụ thể, xe từ 10 - 30 chỗ phải trang bị 2 bình bột chữa cháy (bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít) và 1 đèn pin cầm tay.

bình cứu hỏa

Từ ngày 20/2/2021, xe ô tô chở người từ 4 đến 9 chỗ ngồi sẽ không cần phải trang bị bình chữa cháy.

Theo từng quy định cụ thể, trên phương tiện phải trang bị từ 1 - 3 bình bột chữa cháy xách tay (có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4kg), kìm cộng lực (chiều dài tối thiểu 600mm; cắt được sắt có đường kính tối thiểu Ø10mm), búa (khối lượng đầu búa tối thiểu 1,25kg), xà beng (bằng thép, bề mặt sơn tĩnh điện; có chiều dài tối thiểu 750mm; một đầu dẹt và một đầu cong để nâng, bẩy vật nặng), đèn pin phòng nổ cầm tay. Số lượng các thiết bị trên các xe bằng nhau, mỗi loại 1 chiếc.

Đối với xe trên 30 chỗ, ngoài các thiết bị trên, còn phải trang bị thêm 1 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít. Xe rơmoóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách cũng trang bị tổng số 3 bình chữa cháy và 1 đèn pin.

Một điểm được quan tâm tại Thông tư 148 là không còn quy định các loại xe trên phải trang bị bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng) găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc như trước.

Theo cartimes.vn
Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo của TMT Motors có vẻ đang mang đến sự tích cực về mặt truyền thông với hàng loạt trang bị và công nghệ. Liệu "canh bạc" này có bị đối thủ VinFast VF5 "đánh bại" trong phân khúc SUV hạng A tại Việt Nam?
back to top