Bí thư Hà Nội chỉ đạo không đẩy bệnh nhân COVID-19 nhẹ lên tuyến trên

Đó là ý kiến của Bí thư thành Ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trong buổi trao đổi với với báo chí sáng 7/12.

Dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô đang diễn ra phức tạp, nghiêm trọng và gây khó khăn rất lớn cho công tác truy vết, khoanh vùng và kiểm soát khi gần 40% số ca mắc ngoài cộng đồng.

Ngày 6/12, Thành phố ghi nhận số ca mắc kỷ lục 774 ca. Thành phố vẫn còn 60 điểm phong tỏa, 9 chùm ca bệnh và con số này sẽ chưa dừng lại.

Trước thực tế trên, Thường trực Thành ủy đã họp, yêu cầu UBND TP quy định rõ về phân cấp, giao quyền trong xác định mức độ dịch, quyết định áp dụng các biện pháp theo cấp độ dịch trên địa bàn cho các quận, huyện, thị xã.

Theo Bí thư Hà Nội, hiện nay xuất hiện tình trạng lúng túng trong triển khai, tổ chức thực hiện ở cấp quận, huyện và cơ sở; thậm chí có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là trong việc quyết định biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, quyết định cho cách ly F1, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà.

bi-thu-thanh-uy.jpg
Bí thư Hà Nội chỉ đạo không đẩy bệnh nhân COVID-19 nhẹ lên tuyến trên

Đặc biệt, tâm lý chủ quan đang ngày càng phổ biến đối với cả cơ quan có trách nhiệm và người dân. Tình trạng đi lại, tụ tập ăn uống đông người mà không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch ngày càng nhiều.

Thực tế đang đặt ra khó khăn, thử thách rất lớn trong kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người dân.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu các cấp, các ngành quán triệt sâu sắc quan điểm phòng, chống dịch COVID-19 phải tập trung từ gốc là cơ sở phường, xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố, thậm chí tới từng hộ gia đình; lấy người dân là chủ thể, trung tâm của mọi biện pháp.

Những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền phải chủ động xem xét, đánh giá và ra quyết định; tuyệt đối không được đùn đẩy, né tránh nhiệm vụ. Tập trung phân loại nhanh các ca F0, cập nhật ngay dữ liệu lên hệ thống và phối hợp thường xuyên để phân tầng điều trị bảo đảm chính xác, kịp thời; nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong; tuyệt đối không đẩy ca F0 thể nhẹ lên tuyến trên gây quá tải cho các tầng điều trị bệnh nhân nặng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch chung của thành phố.

15 đoàn công tác của Ban Thường vụ Thành ủy theo phân công tiếp tục theo sát địa bàn; tăng cường kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các quận, huyện, thị xã, sự phối hợp của các cơ quan liên quan và việc tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở, các địa bàn “nóng” như khu công nghiệp, trường học, hoạt động của các trạm y tế lưu động, việc thực hiện cách ly F1, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà...

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top