Bác sĩ mách cách điều trị sỏi niệu quản an toàn, hiệu quả

Sỏi niệu quản chiếm 25-30% sỏi tiết niệu và là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau quặn thận. Việc theo dõi sự di chuyển của hòn sỏi có giá trị tiên lượng và chọn phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi niệu quản là bệnh rất hay gặp, là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau quặn thận. Hầu hết sỏi niệu quản là do sỏi rơi từ trên thận xuống, sỏi hình thành tại chỗ thường chỉ trong một số điều kiện đặc biệt như hẹp, u, túi thừa niệu quản. Trong sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản chiếm 25-30%.

PGS.TS Đỗ Trường Thành – Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiết niệu đang trực tiếp thăm khám trên phim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcPGS.TS Đỗ Trường Thành – Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiết niệu đang trực tiếp thăm khám trên phim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đau vùng mạng sườn thắt lưng. Đây là triệu chứng hay gặp nhất của sỏi niệu quản, là lý do chính bệnh nhân đi khám bệnh. Đau biểu hiện 2 mức độ:

Đau cấp tính: điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột ngột sau lao động và vận động, vị trí đau xuất phát ở vùng thắt lưng, tính chất đau là đau dữ dội từng cơn đau lan xuống vùng bẹn sinh dục không có tư thế giảm đau. Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn cơ trơn thì đỡ đau (thường gặp trong sỏi niệu quản).

Đau mạn tính: bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), tính chất đau tăng khi vận động. Loại đau này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi gây bít tắc không hoàn toàn.

Đái ra máu: Bình thường sỏi gây đái máu vi thể, sau vận động tính chất đái máu tăng, xuất hiện đau và đái máu đại thể toàn bãi, nước tiểu có màu hồng như màu nước rửa thịt.

Đái ra sỏi

Một số triệu chứng khác (của biến chứng)

Đái ra mủ: bệnh nhân đái đục toàn bãi, thường xuất hiện ở những bệnh nhân thận ứ mủ.

Đái buốt, đái rắt.

Sốt: gặp khi bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn niệu nặng, thường là sốt cao có rét run.

Triệu chứng thực thể

Ấn các điểm niệu quản trên, giữa, dưới đau: khi sỏi niệu quản nằm tương ứng vị trí đó.

Sỏi niệu quản có thể tiến triển âm thầm nên có thể bất ngờ mà người ta phát hiện được khi xét nghiệm nước tiểu thấy có mủ, có máu hoặc trong một phim chụp ổ bụng vì một bệnh khác.

Có thể gặp sỏi niệu quản ở 2 bên, hình thái lâm sàng rất nguy kịch cần phải điều trị cấp cứu khẩn trương ngay.

Thận to và đau có sốt kèm theo: do nước tiểu ứ lại bị nhiễm vi khuẩn gây nên viêm thận – bể thận. Sốt thường rất cao (40o, có khi hơn), kèm theo rét run.

Một số trường hợp muộn sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết, vô niệu do sỏi. Vô niệu do sỏi có thể xảy ra bất thình lình trong 3 giai đoạn: giai đoạn bù trừ, giai đoạn suy thận, giai đoạn cuối cùng là hôn mê.

Có 3 cơ chế sinh bệnh được giải thích : Thận đơn độc hoặc chỉ một thận còn chức năng (hay gặp nhất); Cả hai niệu quản cũng bị tắc nghẽn; Có thể sỏi 1 bên gây ứ niệu nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết Gram (-) gây nên suy thận cấp vô niệu.

Tùy vị trí sỏi có phương pháp điều trị khác nhau

Theo PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nguyên tắc chung trong điều trị là: Giải quyết tắc nghẽn, phục hồi lưu thông; Hồi phục chức năng thận tối đa; Hầu hết sỏi < 5 mm đều có thể di chuyển tự nhiên ra ngoài.

Kích thước sỏi là một yếu tố quan trọng cùng với mức độ đau trên lâm sàng, mức độ bế tắc, tình trạng nhiễm trùng niệu, chức năng thận sẽ quyết định phác đồ điều trị: theo dõi điều trị nội chờ sỏi tự ra ngoài hay cần phải can thiệp lấy sỏi chủ động.

Điều trị nội khoa: Sỏi niệu quản gây bế tắc và nguy cơ phá hủy thận nặng, nhanh nên chỉ điều trị nội khoa khi sỏi còn nhỏ, đường kính < 7 mm, sỏi nhẵn, chức năng thận bình thường, có khả năng theo dõi sát bệnh nhân.

Phác đồ dựa trên nguyên tắc tạo điều kiện để sỏi di chuyển ra ngoài bằng cách giảm co thắt, giảm đau nếu bệnh nhân trong cơn đau, uống nhiều nước hoặc truyền nhiều dịch mặn, ngọt đẳng trương.

Nhiều phương pháp điều trị mang tính đột phá công nghệ đang được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức như mổ nội soi, tán sỏi qua da (hay tán sỏi ngoài cơ thể), tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…Nhiều phương pháp điều trị mang tính đột phá công nghệ đang được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức như mổ nội soi, tán sỏi qua da (hay tán sỏi ngoài cơ thể), tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

Điều trị ngoại khoa: Chỉ định can thiệp ngoại khoa khi: Sỏi có khả năng di chuyển tự nhiên thấp (> 7 mm); Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn + nhiễm khuẩn đường tiết niệu; Không đáp ứng với giảm đau và điều trị nội khoa; Ảnh hưởng chức năng thận (suy thận, sỏi niệu quản/thận duy nhất, sỏi niệu quản hai bên).

Phương pháp phẫu thuật sỏi niệu quản đoạn gần 1/3 trên: Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi; Nội soi tán sỏi ngược dòng; Tán sỏi qua da với những sỏi sát bể thận có nguy cơ di chuyển vào trong thận; Mổ mở lấy sỏi với những trường hợp nhiễm trùng nặng, mổ cũ, bệnh lý toàn thân. Tán sỏi ngoài cơ thể ít được áp dụng.

Phẫu thuật sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa, dưới: Nội soi tán sỏi là phương pháp được ưu tiên; Mổ mở lấy sỏi với những trường hợp nhiễm trùng nặng, mổ cũ, bệnh lý toàn thân; Tán sỏi ngoài cơ thể ít được áp dụng; Đặt ống thông bể thận – niệu quản – bàng quang (JJ).

Nhiều phương pháp điều trị mang tính đột phá công nghệ đang được áp dụng như mổ nội soi, tán sỏi qua da (hay tán sỏi ngoài cơ thể), tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

Phòng bệnh và theo dõi sau điều trị

– Chữa trị các bệnh toàn thân gây sỏi: bệnh cường tuyến cận giáp trạng, bệnh Gout…

– Chữa trị tốt bệnh viêm đường tiết niệu.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước (Ngày uống 2 – 3 lít).

+ Ăn nhiều rau tươi.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất oxalate, những thực phẩm chứa chất purine.

+ Không nên ăn mặn, ăn ít thịt động vật.

– Sau khi điều trị sỏi đường tiết niệu nên tuân thủ chế độ khám kiểm tra của bác sĩ để phát hiện sỏi tái phát sớm, điều trị sẽ dễ hơn, ít tốn kém hơn.

ThS.BS Nguyễn Văn Linh, Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Theo Đời sống
Mách nhỏ 6 cách chữa ù tai tại nhà hiệu quả

Mách nhỏ 6 cách chữa ù tai tại nhà hiệu quả

Ù tai có thể do yếu tố tuổi tác, hoặc các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người mắc. Dưới đây là những mẹo chữa ù tai nhanh chóng
back to top