Văcxin Moderna được phát triển từ một phân tử di truyền có tên là RNA thông tin (mRNA), thành phần này được nghiên cứu sử dụng trong hơn 3 thập kỷ.
Giống như văcxin Pfizer, các liều Moderna được tiêm cách nhau 28 ngày. Tiêm phòng có hiệu quả khoảng 94% ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19.
Bệnh nhân tiêm loại văcxin giống nhau, trong trường hợp không thể, tiêm liều thứ hai từ một loại văcxin khác. |
Khi công ty dược phẩm công bố những kết quả sơ bộ tháng 11/2020, tỷ lệ hiệu quả cao bất thường này gây sốc cho nhiều nhà khoa học nếu so sánh với yêu cầu tối thiểu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về hiệu quả của văcxin Covid-19 là 50%.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy tiêm văcxin Moderna có thể ngăn chặn lây nhiễm virus không có triệu chứng, chiếm tới 20 - 30% tổng số trường hợp nhiễm Covid-19.
Moderna không gửi dữ liệu này cho FDA trong bản đệ trình xin Giấy phép sử dụng khẩn cấp nhưng được công bố sau khi các chuyên gia cung cấp những thông tin chi tiết gần đây.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy bằng chứng phòng ngừa không có triệu chứng "hấp dẫn và ấn tượng", nhưng "có lẽ quá sơ bộ" ở giai đoạn này để có thể xác nhận chính thức.
Đánh giá dữ liệu, thu được từ hơn 15.000 bệnh nhân đã được thử nghiệm các liều, được theo dõi trong 2 tháng sau khi tiêm liều thứ hai cho thấy, các phản ứng phụ với các phản ứng từ nhẹ đến nặng liên quan đến văcxin nói chung là bình thường và điển hình: Đau nhức cơ thể, cảm giác kiệt sức, nhức đầu, khó chịu trong cơ, đau đầu gối và ớn lạnh.
Hai loại văcxin này rất tương đồng, nhưng có một số biến thể chính. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nhận định rằng văcxin Moderna "linh hoạt hơn".
Hiệu quả: Văcxin Moderna có hiệu quả 94,1%, văcxin Pfizer-BioNTech có đánh giá hiệu quả là 95%.
Chỉ trong hơn một tháng, Vương quốc Anh cấp phép cho 3 nhà sản xuất Oxford với văcxin AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Theo Science Focus, để tăng cường khả năng bảo vệ miễn dịch mạnh mẽ khỏi bệnh tật, cả ba loại văcxin được phân phối thành hai phần và tiêm mũi thứ hai sau mũi đầu tiên vài tuần tùy theo quy định của từng loại, đảm bảo mỗi người nhận được hai liều cùng một loại văcxin.
Tuy nhiên, có một khả năng rất nhỏ là văcxin có thể được trộn lẫn trong một số trường hợp được chọn. TS Mary Ramsay, người phụ trách tiêm chủng của Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho biết, trong những trường hợp "cực kỳ hiếm", loại văcxin tương tự không có sẵn hoặc nếu không có hồ sơ về mũi tiêm nào mà một cá nhân nhận được ban đầu, một mũi tiêm khác có thể được tiêm lần thứ hai.
Chuyên gia y tế cũng cho biết, cần phải cố gắng hết sức để cho bệnh nhân tiêm loại văcxin giống nhau.
Hiện tại, các nhà khoa học không có lý do gì cho rằng, việc kết hợp hai liều văcxin từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ gây ra tác hại.
TS David Mattews, nhà virus học thuộc Đại học Bristol, cho biết: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được công bố để xác thực vấn đề này, nhưng việc trộn văcxin vẫn có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Điều này không có nghĩa là các loại văcxin đều giống nhau, văcxin ngừa virus adenoviral AstraZeneca của Oxford hoạt động khác hoàn toàn với hai loại còn lại, Moderna và Pfizer phát triển từ mRNA.
Văcxin AstraZeneca Oxford kích thích một số tế bào sao chép những chỉ dẫn di truyền, mã hoá cách tạo ra protein "spike" Covid-19, văcxin phát triển trên cơ sở mRNA đưa các hướng dẫn tạo ra protein "spike" trực tiếp đến các tế bào.
Điểm mấu chốt là tất cả các loại văcxin được phê duyệt đều được thiết kế để làm cho các tế bào trong cơ thể tạo ra các gai, mô phỏng hoạt động của coronavirus.
Tất cả những hoạt động này đánh lừa hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể cho rằng bị nhiễm virus SARS-CoV-2, tạo ra phản ứng để sẵn sàng phó khi lây nhiễm xảy ra thực sự. Mặc dù phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng kết quả đạt được giống nhau.
Tuy nhiên, nhà virus học giải thích rằng, trộn lẫn văcxin không bị cấm trên lý thuyết nhưng có thể có một số vấn đề sinh học mà các ngành virus học không biết.