9 tháng tăng 1,82%, Phó thủ tướng yên tâm lạm phát "trong kế hoạch"

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 9, CPI giảm 0,62% so với tháng trước.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái dự kiến, từ nay đến cuối năm, CPI bình quân tăng khoảng 2%. Với kết quả này, mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ giao trong năm 2021 sẽ không bị áp lực nặng nề, "khả năng hoàn thành mục tiêu rất là cao" - Phó thủ tướng đánh giá.

Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát là chỉ số vô cùng quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, cần lưu ý tới thực tế, nguyên nhân giúp hãm đà lạm phát còn có từ việc thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Khiến giảm giao dịch hàng hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ bị ngưng trệ... từ đó kéo giảm tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ...

Giãn cách xã hội cũng ảnh hưởng tiêu cực thu nhập, khiến người dân giảm chi tiêu. Cầu giảm khiến giá cả không thể tăng như các đơn vị sản xuất, bán hàng mong muốn.

Thực tế là, trong 9 tháng qua, giá xăng dầu đã được điều chỉnh hơn 10 lần, tăng hơn 20%. Giá ga tăng. Học phí, giá gạo, giá vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép, cát sỏi…) đều tăng. 

Nói cách khác, CPI tăng thấp, nhưng người tiêu dùng không được hưởng lợi. Người sản xuất thậm chí còn bị thua lỗ do đầu vào tăng. Giá đầu ra lại tỉ lệ nghịch, giảm rất mạnh.

Đó chính là đặc trưng trong "thành tích" điều tiết CPI 9 tháng đầu năm 2021.

Theo Đời sống
Rau, củ quả sấy khô loạn giá bán

Rau, củ quả sấy khô loạn giá bán

Bên cạnh sản phẩm rau củ quả sấy của các thương hiệu uy tín, thị trường cũng xuất hiện nhiều sản phẩm rau, củ quả sấy không rõ nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng, cũng như không được công bố chất lượng.
back to top