<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="8 dấu hiệu cho thấy bạn chưa sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/08/8dauhieuchothaybanchuasansangkhoinghiepkinhdoanh-1544243226(1).jpg" /></td> </tr> </tbody> </table> <p> Trong bối cảnh nhiều quốc gia tích cực thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ, có một thực tế là không phải tất cả mọi người đều có tư duy của một doanh nhân và có những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết khi nào không nên khởi nghiệp.</p> <p> "Thành lập và phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Việc này cũng rất rủi ro", Rani Langer-Croager, người đồng sáng lập của Uptima Business Bootcamp, chia sẻ với Business Insider. Langer-Croager đưa ra 8 dấu hiệu cho thấy một người chưa sẵn sàng để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.</p> <p> <strong>1. Thiếu "máu" liều</strong></p> <p> Theo hãng tư vấn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ Fundera, khoảng 70% startup không tồn tại vượt qua năm thứ 10. Kể cả khi có sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời, một startup vẫn có thể gặp phải những rào cản ngoài dự kiến, từ cạn tiền cho tới mất động lực tăng trưởng.</p> <p> Để giải quyết rủi ro này, "mỗi doanh nhân nên đưa vào dự tính riêng của mình" việc khi nào công ty có thể sinh lời và trả lương cho người sáng lập, theo Langer-Croager. Lịch trình dự tính này nên "gắn liền với tình hình tài chính của những người sáng lập".</p> <p>Nói cách khác, doanh nhân khởi nghiệp nên tự tính toán về việc có thể cung cấp tài chính cho startup được bao lâu và hiểu rõ liệu startup có khả năng không thể sinh lời hay không. Langer-Croager cho rằng bằng cách đó, việc "quản lý rủi ro sẽ trở lên dễ dàng hơn đôi chút".</p> <p> <strong>2. Có "tư duy khan hiếm"</strong></p> <p> "Những người có 'tư duy khan hiếm' thường nghĩ rằng không có đủ cơ hội hay nguồn lực cho họ", Langer-Croager nói. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, khiến họ theo đuổi những con đường làm hại cho doanh nghiệp của mình, thay vì chờ đợi thời cơ tốt hơn. Theo Langer-Croager, đây là cạm bẫy kể cả với những chủ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm khi công ty của họ rơi vào khủng hoảng.</p> <p> <strong>3. Cần lợi nhuận nhanh chóng</strong></p> <p> Theo Small Business Trends, chỉ 40% startup thực sự có lợi nhuận và 82% công ty nhỏ thất bại do những vấn đề về dòng tiền. Langer-Croager cho biết một startup có thể mất nhiều năm để sinh đủ lợi nhuận để người sáng lập có thể tự trả lương cho mình.</p> <p> "Nếu cố gắng kiếm tiền thật nhanh, bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực khi startup không phát triển theo đúng cách (để có thể sinh lời), Langer-Croager nói.</p> <p> <strong>4. Không hiểu các số liệu kinh doanh</strong></p> <p> Một doanh nhân cần phải hiểu rõ được tình hình tài chính của startup của mình. Theo Langer-Croager, nếu một người không hiểu được các con số về tài chính, họ có thể bỏ qua những dấu hiệu quan trọng cho thấy cần phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.</p> <p> "Việc không hiểu được những vấn đề tài chính đó có thể dẫn đến các quyết định cảm tính thay vì sáng suốt", Langer-Croager cho biết. Điều này có thể dẫn đến thảm hoạ cho startup.</p> <p> <strong>5. Không có kế hoạch kinh doanh</strong></p> <p> Theo một nghiên cứu từ Đại học Michigan, một kế hoạch kinh doanh tốt giúp tăng cơ hội tồn tại cho startup.</p> <p> "Nếu đang chuẩn bị thành lập một công ty, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng một kế hoạch kinh doanh", Langer-Croager nói. Kể cả khi đã thành lập công ty, vẫn chưa quá muộn để xây dựng một kế hoạch giúp mang lại "kim chỉ nam" để đạt được các mục tiêu và gắn chặt với sứ mệnh của mình.</p> <p> <strong>6. Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thị trường</strong></p> <div>Một khảo sát của CB Insights về những "thất bại của startup sau khi ra đời" cho thấy lý do hàng đầu khiến một startup "chết yểu" là sản phẩm không có thị trường.</div> <p> "Bạn có thể mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra một thứ gì đó không được thị trường chấp nhận", Langer-Croager nói. Vì vậy, một doanh nhân cần đảm bảo thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi triển khai ý tưởng kinh doanh của mình. Điều này có nghĩa là phải làm bất cứ thứ gì từ khảo sát thị trường, thử marketing một vài sản phẩm mẫu cho tới tìm tư vấn từ chuyên gia uy tín về kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.</p> <p> <strong>7. Không sẵn sàng ra ngoài tiếp thị ý tưởng của mình</strong></p> <p> Marketing được xem là một trong những nhiệm vụ ít được yêu thích nhất đối với những người sáng lập startup. Tuy nhiên, theo Langer-Croager, để khởi nghiệp kinh doanh thành công, một người cần phải sẵn sàng ra ngoài để tiếp thị bản thân và sản phẩm của mình. Nếu một người không thể vượt qua nỗi sợ hãi bị phán xét, doanh nghiệp của họ khó có khả năng thành công.</p> <p> <strong>8. Khả năng tự thân vận động kém</strong></p> <p> Tự thân vận động là khả năng thành lập và điều hành một doanh nghiệp từ nguồn lực cá nhân hạn chế tới một thời điểm tăng trưởng khi mà cần có thêm nguồn lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, một khoản vay kinh doanh có thể khiến chủ startup phải nai lưng trả nợ trong nhiều năm nếu công ty thất bại. Câu hỏi đặt ra là họ có thể chấp nhận được rủi ro ở mức độ nào?</p> <p> <em>(Theo Vneconomy)</em></p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
8 dấu hiệu cho thấy bạn chưa sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh
Thiếu "máu" liều hay cần có lợi nhuận nhanh chóng là hai trong nhiều dấu hiệu cho thấy một người không nên khởi nghiệp kinh doanh riêng ...
Người Việt mạnh tay chi tiền vì những trái cây nhập khẩu giá rẻ này
Trái cây nhập khẩu từng được coi là "xa xỉ phẩm", chỉ xuất hiện tại các cửa hàng cao cấp với giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay nhiều loại trái cây nhập khẩu có mẫu mã đẹp, giá rẻ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, lùng mua.
Nho trái tim giá hơn 2 triệu đồng/chùm
Gần đây, nho trái tim xuất xứ từ Nhật Bản, được một số cửa hàng trái cây nhập về bán, với giá hơn 2 triệu đồng cho một chùm 600 - 800g.
Nghi vấn nồi chiên không dầu Xiaomi thu thập dữ liệu người dùng
Một báo cáo mới đây từ tổ chức Which? (Anh) đã đưa ra cảnh báo an ninh nghiêm trọng đối với chủ sở hữu ba thương hiệu nồi chiên không dầu phổ biến.
PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác vì sự phát triển bền vững
Ngày 11/11/2024, tại trụ sở PVFCCo, Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS đã có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025.
MWG thu về 11.600 tỷ trong tháng 10 nhờ bán iPhone 16
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ước tính, trong tháng 10/2024, công ty mang về doanh thu 11.600 tỷ đồng, tương đương tháng 9/2024 và tăng trưởng gần 4% so với tháng 10/2023.
Máy bào sợi rau củ quả đa năng giá rẻ... thành bỏ đi
"Hàng không như quảng cáo, nhựa ọp ẹp như đồ chơi, bào được 1 lần gãy ngay tay quay...", chị Hương bày tỏ khi mua máy nạo thái rau củ bằng tay giá 78.000 đồng.
Nho sữa Trung Quốc chứa chất trừ sâu, người tiêu dùng Việt hoang mang
Mới đây, Thái Lan phát hiện 23/24 mẫu nho Trung Quốc chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép, trong đó có nho sữa Shine Muscat. Tại thị trường Việt Nam, loại nho này đang được bán với giá chỉ từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.
Chiều 7/11, giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít
Chiều ngày 7/11, giá xăng E5 RON 92 tăng 336 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 351 đồng/lít, dầu diesel và dầu hỏa cùng tăng, riêng dầu mazut giảm nhẹ.
Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg
Giá cam sành đang lao dốc, hiện ở mức 2.000 đồng/ký khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, lỗ nặng.
Mỳ chính không minh bạch nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mỳ chính (bột ngọt) được san chia, sang chiết, đóng gói lại từ các bao mỳ chính Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, để bán cho người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc.