Ghế xe
Ghế xe là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc nhất. Bởi cấu tạo của ghế xe ngoài trừ lớp da/nỉ bọc bên ngoài thì bên trong chủ yếu là lớp đệm mút. Lớp mút này dễ hút ẩm, dễ bám bẩn, dễ có mùi… Trong khi ghế xe mỗi ngày phải chịu ảnh hưởng khói bụi từ bên ngoài, lại bị dễ bám chất bẩn, mồ hôi… từ người ngồi.
Dây an toàn
Dây an toàn ở các vị trí ghế ngồi là bộ phận thường xuyên được sử dụng nhằm bảo vệ người lái, hành khách trên xe, vì vậy dễ bám bẩn, ẩm mốc tạo mùi khó chịu trong khoang nội thất.
Để vệ sinh bộ phận này, nên kéo dây an toàn ra hết cỡ, sau đó xịt chất tẩy rửa và dùng bàn chải mềm chải sạch các vết ố bẩn bám trên dây.
Trong quá trình vệ sinh nên chú ý dùng chất tẩy rửa phù hợp, tránh chà xát quá mạnh tay có thể làm dây bị xù hay phai màu. Sau khi chải sạch, dùng khăn khô, lau dây an toàn theo chiều dọc rồi để dây tự khô trước khi sử dụng.
Thảm trải sàn
Giống như thảm trong nhà của bạn, thảm trải sàn trên xe ô tô thu thập rất nhiều bụi bẩn từ bên ngoài và việc bỏ qua chúng sẽ khiến chiếc xe của bạn trở nên bẩn hơn.
Để làm sạch chúng, bạn nên tháo chúng ra khỏi xe và vẩy thật mạnh để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn. Tiếp theo, hãy sử dụng phụ kiện ống hút của máy hút bụi để loại bỏ mọi bụi bẩn còn sót lại và làm sạch mọi vết bẩn bằng chất tẩy rửa nhẹ. Hãy nhớ hút bụi sàn xe của bạn trước khi trả thảm về vị trí của chúng.
Kẽ hở của ghế ngồi
Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy dường như chỗ ngồi của mình trông có vẻ như là không bẩn. Nhưng bạn có tin không, tất cả các khe kẽ của khu vực ghế ngồi trên xe đó đều có thể chứa các mảnh vụn, bụi bẩn và rất nhiều loại vi khuẩn khác.
Để làm sạch những khu vực này, hãy sử dụng máy hút bụi nhỏ hoặc bình khí nén để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn tích tụ giữa các vết nứt của ghế. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng bàn chải mềm hoặc bàn chải đánh răng để làm bong bất cứ vết bẩn cứng đầu nào và dùng máy hút bụi ngay sau đó để có thể loại bỏ chúng một cách sạch sẽ.
Gioăng cao su trên khung cửa
Gioăng cao su trên các khung cửa xe là chi tiết thường ít chú ý khi vệ sinh ô tô. Các gioăng cao su có tác dụng chống ồn, cách âm, ngăn các bụi bẩn, gió, nước mưa lọt vào bên trong xe qua các kẽ hở ở chân kính, cánh cửa ô tô…
Tuy nhiên, dưới tác động của yếu tố môi trường, chi tiết này theo thời gian sẽ bám bụi, dầu mỡ cũng như bị chai sạn, rạn nứt làm giảm tác dụng. Vì vậy, nên chú ý vệ sinh bằng cách lau sạch bụi bẩn, xịt dung dịch lên vải khô, mềm sau đó lau đều các gioăng cao su.