10 năm tới, Việt Nam cần thêm 83.000 MW điện

(khoahocdoisong.vn) - Theo Quy hoạch phát triển điện quốc gia, đến năm 2030, công suất nguồn phát cả nước sẽ lên đến 130.000 MW, tức là cần tăng khoảng 83.000 MW so với hiện tại.

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, trong vòng 20 năm qua, nhu cầu điện năng của Việt Nam đã tăng trên 13% trong giai đoạn 2000-2010 và trên 11% cho giai đoạn 2011-2016 (năm 2018 vừa qua là trên 10%). Như vậy, so với tăng trưởng GDP 6-7%, nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8-2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nhu cầu điện năng tăng cao liên tục tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia. Theo Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt nguồn điện cả nước sẽ lên đến 130.000 MW năm 2030 so với 47.000 MW hiện nay. Như vậy, khoảng 83.000 MW nguồn điện mới sẽ cần phải được xây dựng và đưa vào vận hành từ nay đến 2030, cùng với đó là các cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối. Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo cho thấy, đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển khoảng 8.000 MW thủy điện nhỏ, 20.000 MW điện gió, 3.000 MW điện sinh khối, 35.000 MW điện mặt trời.

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo cho giai đoạn 2015-2030, xét đến 2050 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2015 đã đặt các mục tiêu cụ thể. Theo đó, lượng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng từ mức 58 tỷ kWh năm 2015 lên 101 tỷ kWh năm 2020, 186 tỷ kWh năm 2030 và 452 tỷ kWh năm 2050. Đến cuối năm 2018, cả nước đã đưa vào vận hành phát điện 285 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất khoảng 3.322 MW, 8 nhà máy điện gió với tổng công suất 243 MW, và 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW.

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, phục vụ các mục tiêu phát triển nêu trên, Bộ Công thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành hàng loạt các cơ chế như cho điện mặt trời, điện gió, điện sản xuất từ chất thải rắn, điện sinh khối... Chính phủ cũng ban hành các chính sách ưu đãi khác cho các nhà đầu tư như ưu tiên cung cấp tín dụng, miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu...

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top