Từ chỉ số HBcrAg có thể giúp cai thuốc điều trị viêm gan B?

(khoahocdoisong.vn) - Trước đây, người bị viêm gan virus B (hay còn gọi là virus HBV) thường được khuyến cáo uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Mục tiêu của những loại thuốc đặc trị này là nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển nặng của bệnh và ngăn ngừa virus lây truyền sang người khác.

Gần đây, khi đưa vào triển khai, xét nghiệm HBcrAg được nhận định là yếu tố tính quyết định giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân có thể ngưng thuốc điều trị viêm gan B trong một thời gian nào đó. Đây thực sự là tin vui cho những người đang “sống cùng viêm gan B”.

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV

Viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) là bệnh do virus viêm gan B gây ra, lây truyền theo các con đường chủ yếu như đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus viêm gan B tấn công trực tiếp tới gan, gây nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Tương tự như các đường lây của HIV nhưng virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV. Trong điều kiện bình thường, virus viêm gan B có thể sống được 1 tháng, trong khi HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài tự nhiên.

Virus này có thể gây ra nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, viêm gan B nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì hoàn toàn có thể khống chế được. Hiện nay, đã có nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị viêm gan B một cách hiệu quả như xét nghiệm HbsAg, HBeAg, Anti Hbe, HBV-DNA… mà gần đây nhất là xét nghiệm HbcrAg (kháng nguyên lõi virus viêm gan B) được cho là một tiến bộ mới, mở ra hướng điều trị tích cực và đem lại hy vọng cho người viêm gan B.

HBcrAg – chỉ số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Khi theo dõi điều trị viêm gan B, các bác sĩ luôn quan tâm đến nồng độ cccDNA  trong tế bào gan (cccDNA của HBV đóng vai trò then chốt trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus viêm gan B). Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự có mặt của HBcrAg trong huyết thanh có mối tương quan với nồng độ cccDNA.

Theo TS.BS Đào Việt Hằng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật, HBcrAg mang lại nhiều kết quả tích cực, là một trong những chỉ số giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả trong việc điều trị viêm gan B hiện nay. Có HBcrAg, chúng ta tự tin hơn trong việc quyết định cho bệnh nhân dừng thuốc hay vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị.

Trước đây, người bị viêm gan virus B thường được khuyến cáo là uống thuốc điều trị liên tục, suốt đời, kèm tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ. Nếu muốn xem xét ngừng thuốc điều trị thì cần thiết phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm cùng lúc. Việc này không những gây khó khăn cho bác sĩ mà còn gây tốn kém rất nhiều cho bệnh nhân.

Sau khi xét nghiệm HbcrAg được đưa vào triển khai chính thức, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật cùng với Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã thực hiện trên nhiều bệnh nhân viêm gan tới khám. Các bác sĩ chỉ cần xét nghiệm HbcrAg cho kết quả âm tính là hoàn toàn có cơ sở xem xét và quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị virus trong một khoảng thời gian nhất định. Theo các bác sĩ, HBcrAg ngoài ý nghĩa có tính quyết định cho bệnh nhân ngừng thuốc điều trị viêm gan B thì còn có những tính năng ưu việt mà các xét nghiệm trước đây chưa làm được như:

HBcgAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính, từ đó giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng của bệnh nhân để có hướng can thiệp kịp thời.

HBcrAg giúp tiên lượng khả năng chuyển đảo huyết thanh và thể hiện sự ưu việt hơn khi theo dõi bằng HBeAg và Anti – Hbe.

HBcrAg giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ ung thư gan trong nhiều trường hợp khác nhau cũng như tiên lượng chính xác nguy cơ bùng phát viêm gan B.

Do HBcrAg có sự tương quan rõ rệt với cccDNA trong tế bào gan nên được xác định là xét nghiệm tin cậy để theo dõi nồng độ cccDNA.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top