Quản lý toàn diện bệnh nhân tim mạch - thận - chuyển hóa do biến chứng đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Biến chứng suy tim, suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là một quá trình khởi phát sớm, diễn tiến âm thầm liên tục, thường gặp và nghiêm trọng nhưng lại chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy, cần tầm soát sớm định kỳ các yếu tố nguy cơ tim, thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 để có cách tiếp cận toàn diện trong quản lý điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Đây là nội dung chính của chương trình đào tạo y khoa liên tục trực tuyến “CAREME - Gặp gỡ chuyên gia” với chủ đề “Đánh giá và quản lý toàn diện bệnh nhân đái tháo đường týp 2 để bảo vệ sớm chức năng tim – thận” vừa được tổ chức. Chương trình được phối hợp tổ chức bởi Hội Tim mạch học Việt Nam và AstraZeneca, được phát sóng định kỳ từ 12- 13h30 trưa thứ tư của tuần cuối mỗi tháng, nhằm nâng cao nhận thức cho các nhân viên y tế, cập nhật kiến thức khoa học và trao đổi kinh nghiệm lâm sàng trong quản lý bệnh nhân có bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa. 

Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội, sự hiện diện đạm (albumin) trong nước tiểu chính là một chỉ dấu xấu, báo hiệu bệnh nhân đái tháo đường không chỉ bị bệnh thận mạn mà còn là nguy cơ các bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim. Cùng với giảm mức lọc cầu thận (eGFR), đạm trong nước tiểu chính những dấu chỉ sớm, tiên đoán độc lập tử vong tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Các hướng dẫn điều trị đái tháo tháo đường hiện nay như ADA khuyến cáo đánh giá đạm niệu và eGFR trên tất cả bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ít nhất 1 lần/năm hoặc có thể nhiều hơn tùy vào độ lọc cầu thận và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Đồng thời, khi đã phát hiện tổn thương thận do đái tháo đường, dù ở giai đoạn nào thì việc điều trị sớm và tích cực là rất cần thiết để đẩy lui hoặc làm chậm diễn biến của bệnh thận.

Nghiên cứu lâm sàng DECLARE được thực hiện trên phổ rộng bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bao gồm các bệnh nhân đã có bệnh lý tim mạch hoặc chỉ mới có yếu tố nguy cơ tim mạch, cho thấy một hoạt chất trong nhóm thuốc ức chế SGLT2 không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khỏi các biến chứng tim thận, bảo tồn chức năng thận lâu dài cho bệnh nhân.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top