Lá tía tô chữa mề đay

(khoahocdoisong.vn) - Lá tía tô tươi rửa sạch bằng nước muối, sau đó giã nát hoặc xay nhỏ vắt lấy nước cốt uống có tác dụng trị mề đay, các loại dị ứng mẩn ngứa.

Tía tô trong Đông y được gọi là tử tô/tử tô ngạnh, thân cao 0,5-1m. Lá màu tía hoặc mặt dưới tía (cho nên gọi là tía tô) mặt trên nâu/xanh lục, có lông nhám, mép khía răng cưa, lá mọc đối nhau.

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có mùi thơm nhẹ, không độc. Tía tô thường được dùng ăn kèm với các loại thực phẩm khác để tăng mùi vị, ngoài ra còn là vị thuốc quý, trong đó, là bài thuốc chữa mề đay rất hiệu quả mà đơn giản.

Cách làm như sau: Lấy một nắm lá tía tô tươi, khoảng 50g, đem về rửa sạch bằng nước muối. Sau đó giã cho nát hoặc xay nhỏ rồi vắt lấy nước cốt uống.

Phần bã đừng vứt đi mà hãy giữ lại, để trong một mảnh vải xô mỏng rồi xát vào vùng da bị nổi mẩn đỏ.

Thời tiết giao mùa đông xuân, nhiều người khổ sở vì bệnh mẩn ngứa, mề đay. Đặc biệt phấn hoa phán tán trong không khí cũng có thể làm những người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng dễ phát bệnh hơn.

Bạn có  thể áp dụng bài thuốc chữa mề đay từ lá tía tô này. Cách làm dễ, mà tía tô cũng là cây thuốc dễ kiếm, thường sẵn có trong vườn nhà.

Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh các tác nhân gây dị ứng cho mình, ví dụ như không kiêng gió, kiêng nước, tránh những đồ ăn gây cho mình dị ứng như tôm, cua, lạc…

Lương y Nguyễn Đức 

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top