Giúp người cao tuổi sống chung với nhiều bệnh nền khỏe vui

(khoahocdoisong.vn) - Người cao tuổi dù mắc bệnh nền vẫn có thể thực hiện các cuộc phẫu thuật trong lĩnh vực xương khớp, thậm chí đại phẫu thay khớp nhân tạo; cải thiện chất lượng sống, tự vận động nếu duy trì lối sống khoa học, khám tổng quát định kỳ; tuân thủ điều trị...

Những bệnh người cao tuổi thường mắc

Ngày 25/4/2021, Ấn phẩm KH&ĐS thuộc Báo Tri thức và Cuộc sống đã phối hợp CLB Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10, TPHCM tổ chức chương trình "Vui khỏe mỗi ngày" với chủ đề "Các bệnh nền ở người cao tuổi" cho hơn 600 hội viên của Hội Người Cao tuổi quận 10. 

Theo ThS.Nhà báo Bùi Hương, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Tri thức và Cuộc sống, chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ ông bà, cha mẹ thân yêu - những người lớn tuổi dễ bị tổn thương - được an toàn trong dịch bệnh Covid-19.

Theo ThS.Nhà báo Bùi Hương, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Tri thức và Cuộc sống, chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ ông bà, cha mẹ thân yêu - những người lớn tuổi dễ bị tổn thương - được an toàn trong dịch bệnh Covid-19. 

Theo Nhà báo Bùi Hương, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Tri thức và Cuộc sống tại TPHCM, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn tiến phức tạp, người cao tuổi là một trong những nhóm có nguy cơ cao. Hầu hết người lớn tuổi và những người mắc các bệnh lý nền hay mạn tính tiềm ẩn như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh hô hấp mạn tính và ung thư tăng nguy cơ tiến triển nghiêm trọng hơn khi mắc phải Covid-19.

Thành viên Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10, luôn có nhu cầu tinh thần, thích đi sinh hoạt, thích được hội họp và nghe những chuyên đề về sức khỏe.

Thành viên Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10, luôn có nhu cầu tinh thần, thích đi sinh hoạt, thích được hội họp và nghe những chuyên đề về sức khỏe.

Chính vì vậy, Ban Tổ chức của Ấn phẩm KH&ĐS và bác sĩ khách mời đến từ Bệnh viện Sagion ITO, ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, mong muốn dành cho những thành viên của CLB Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10, TPHCM thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản, nhất là trong lúc bệnh dịch phức tạp cũng như thay đổi nắng mưa thất thường ở phía Nam như hiện nay.

Bà Trần Nguyệt Ánh, Phó Chủ nhiệm CLB Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10 chia sẻ: “Người cao tuổi luôn có nhu cầu tinh thần, thích đi sinh hoạt, thích được hội họp và nghe những chuyên đề về sức khỏe. Vui khỏe mỗi ngày do Ấn phẩm KH&ĐS tổ chức là chương trình rất hữu ích và thiết thực đối với hoạt động của người cao tuổi, thường xuyên mắc những bệnh lý mạn tính. Qua mỗi chuyên đề, các bác sĩ giúp chúng tôi hiểu được bệnh tật của mình như thế nào, cách phòng ngừa, rồi chăm sóc bệnh thế nào”.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, Bệnh viện Saigon ITO, dân số già hóa dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và các bệnh xương khớp gia tăng.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, Bệnh viện Saigon ITO, dân số già hóa dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và các bệnh xương khớp gia tăng. 

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, trong nhóm bệnh lý tim mạch, người cao tuổi thường mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh mạch máu. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam mới đây, 31% ca tử vong do tim mạch với 170.000 ca.

Sau đó là nhóm bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, ung thư, rối loạn lipid máu…

Về vấn đề xương khớp, từ sau tuổi 35 trở đi, con người bắt đầu thoái hóa khớp nên việc phòng ngừa bệnh xương khớp, theo chuyên gia y tế, không phải đợi đến cao tuổi, 60 - 70 tuổi, mà phải phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ, ngay từ 35 - 40 tuổi.

Đối với nhóm bệnh mạn tính, một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc, theo ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, là ăn uống khoa học nhằm duy trì cân nặng hợp lý.

Đối với nhóm bệnh mạn tính, một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc, theo ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh, là ăn uống khoa học nhằm duy trì cân nặng hợp lý.

Vì vậy, người cao tuổi cần chú trọng chế độ ăn uống, nghĩ ngơi hợp lý cũng như rèn luyện thể dục thể thao. Nhờ đó, những người cao tuổi cũng như cộng đồng đều có sức khỏe tốt để làm việc, học tập để chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đối với nhóm bệnh mạn tính, một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc là ăn uống khoa học nhằm duy trì cân nặng hợp lý. Bao gồm hạn chế tinh bột, chất béo, tăng rau xanh; hạn chế rượu, bia, bỏ thuốc lá; tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đi bơi...

ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh khuyến cáo, những người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa… phải tuân thủ điều trị và không được tự ý ngưng hay bỏ thuốc. Ví dụ, bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cần uống thuốc hoặc chích insulin đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, tái khám theo hẹn hoặc khi có bất thường.

Một trong những bệnh, ảnh hưởng đến mọi vận động trong cuộc sống hằng ngày, khiến người cao tuổi e ngại nhất là các bệnh xương khớp.

Thành viên CLB Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10, TPHCM hào hứng nhận quà từ Ban Tổ chức.

Thành viên CLB Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10, TPHCM hào hứng nhận quà từ Ban Tổ chức. 

Người cao tuổi có thể dễ bị gãy xương dù chỉ là một va chạm nhỏ, lực nhẹ; thoái hóa khớp (khớp gối, khớp háng, khớp vai) cần thực hiện nội soi hoặc thay khớp; bệnh lý cột sống như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, vỡ - xẹp đốt sống; viêm tắc động mạch chi, bàn chân tiểu đường cần phẫn thuật cắt, tháo khớp...

Nếu không phẫu thuật, biến chứng có thể vô cùng nặng nề với người cao tuổi như đau, mất máu; biến chứng nằm lâu, không vận động (tắc mạch phổi, tắc mạch chi; viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tỳ đè); tàn phế và thậm chí tử vong.

Hiện nay, với nhiều phương tiện phẫu thuật hiện đại, phẫu thuật viên được đào tạo thực hành tốt, các phẫu thuật trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình trên bệnh nhân lớn tuổi có thể thực hiện tốt như mổ kết hợp xương gãy, mổ thay khớp háng do hoại tử, mổ thay khớp gối do thoái hóa, mổ đặt dụng cụ cột sống do thoát vị đĩa đệm.

Bà Bùi Thị Xuân và bà Trần Nguyệt Ánh, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10 (bìa phải) trao quà cho các hội viên.

Bà Bùi Thị Xuân và bà  Trần Nguyệt Ánh, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10 (bìa phải) trao quà cho các hội viên.

Bà Trần Nguyệt Ánh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10, tặng hoa nhà báo Bùi Hương, ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình "Vui khỏe mỗi ngày".

Bà Trần Nguyệt Ánh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí Quận 10, tặng hoa nhà báo Bùi Hương, ThS.BS Nguyễn Thị Thùy Linh và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình "Vui khỏe mỗi ngày". 

Ông Nguyễn Đức Chính (76 tuổi, ngụ ở phường 14, quận 10, TPHCM) chia sẻ: Qua thông tin bác sĩ trình bày, chúng ta sẽ vận dụng vào cuộc sống của mình để cho cuộc sống tốt lên, không phiền con cháu, mình giữ cho mình chính là giữ cho các con. Hy vọng, Ban Tổ chức cố gắng tổ chức một buổi/tháng hoặc là mỗi 2i tháng một lần như thế này”.

Thay mặt Ban Tổ chức chương trình "Vui khoẻ mỗi ngày", Nhà báo Bùi Hương trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ đã đồng hành với chương trình: Hệ thống Bệnh viện Sagion ITO, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã đồng hành và tài trợ quà với các sản phẩm NCF latte, Maggi nước tương đậm đặc, MILO để tặng cho 600 hội viên Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến Hưu trí quận 10, TPHCM.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top