“Đơn giản vì chúng tôi là những chiến sĩ áo trắng!”

(khoahocdoisong.vn) - Vốn dĩ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng là mang sứ mệnh chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp và kéo dài như lúc này. Tôi đã từng hỏi nhiều nhân viên y tế đã đang và sẽ tham gia hoạt động chống dịch rằng họ có sợ không? Ai cũng trả lời là sợ, nhưng đi vẫn đi, bởi vì lúc này xã hội đang cần chúng ta nhất.

Sau khi nghỉ ngơi, họ lại tiếp tục đăng ký ra trận

B.C.U.N. là bác sĩ Khoa Cấp cứu, sau khi nghỉ 6 tháng sinh con, chị đã vào nhận công tác tại bệnh viện và từ đó không gặp con nữa vì chị biết rằng… phải tham gia điều trị tại khu vực nguy hiểm, nguy cơ có thể lây bệnh cho con rất cao. Cô bác sĩ trẻ đành giao con lại cho ông bà còn mình ra trận chống dịch.

Vốn dĩ khoác lên mình chiếc áo bouse trắng là mang sứ mệnh chữa bệnh cho nhân nhân, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp và kéo dài như lúc này.

Vốn dĩ khoác lên mình chiếc áo bouse trắng là mang sứ mệnh chữa bệnh cho nhân nhân, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp và kéo dài như lúc này.

Mỗi lần nhắc đến con, đôi mắt người mẹ lại đượm buồn vì hơn 3 tháng nay chưa thể về nhà để bế con, không thể cho con bú sữa mẹ. 

Hay trường hợp BS Q.B.Đ., vì trong nhà có con nhỏ và người thân chưa chích ngừa Covid-19, nhưng bản thân lại công tác tại môi trường đầy nguy cơ phơi nhiễm Covid-19, nên anh xin chuyển hẳn “hộ khẩu” vô bệnh viện để tiện cho công tác.

Đ. kể “Có lần thèm ăn cơm nhà, vợ nấu cơm sẵn, tan ca tôi chạy về nhà, ăn cơm một mình dưới mái hiên rồi nhìn vào nhà nơi con đang chơi đùa. Nhưng tôi không thể ôm con, không thể chơi đùa với con. Ăn xong, lại tất tả vẫy tay chào vợ và con qua cánh cửa rồi trở vào bệnh viện". Tôi biết rằng lý do thèm ăn cơm nhà là phụ, về nhìn thoáng qua gia đình yêu thương của mình mới là chính.

Nhiều bác sĩ xin chuyển hẳn “hộ khẩu” vô bệnh viện ở nội trú để tiện cho công tác trực gác cũng như nhanh chóng có mặt khi có sự điều động khẩn cấp của bệnh viện.

Nhiều bác sĩ xin chuyển hẳn “hộ khẩu” vô bệnh viện ở nội trú để tiện cho công tác trực gác cũng như nhanh chóng có mặt khi có sự điều động khẩn cấp của bệnh viện.

Có chị điều dưỡng sau khi nghỉ sinh con xong cũng tham gia hoạt động chống dịch tại khoa Cấp cứu. Sau sinh, mập là thế, nhưng sau 3 tháng liên tục tham gia chống dịch, chị đã gầy đi trông thấy, sữa cạn dần, ai cũng xót.

Các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (Ảnh tư liệu).

Các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (Ảnh tư liệu).

Bởi lẽ, bệnh nhân bị Covid-19 phải nằm viện một mình. Mọi vấn đề chăm sóc từ cái ăn, cái mặc, đánh răng, súc miệng, thay tả… đều do các chị điều dưỡng thực hiện. Nếu không có lòng yêu người, yêu nghề không ai có thể có động lực để duy trì được công việc đó trong thời gian dài. 

Khoa Cấp cứu, "thành trì" bảo vệ sức khỏe người dân 

Những ngày qua, dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp trên địa bàn TPHCM đã khiến cho đội ngũ y tế tham gia chống dịch vất vả hơn bao giờ hết. Cũng như nhiều bệnh viện khác trên địa bàn thành phố, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM đã liên tục gửi hàng trăm chiến sĩ lần lượt ra tiền tuyến. 

Khoa Cấp cứu còn phải đảm bảo công tác sàng lọc, rà soát nguy cơ Covid-19 trước khi cho bệnh nhân nhập viện, tránh để nguồn bệnh đi sâu vào nội viện. (Ảnh: Một đêm cao điểm tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM)

Khoa Cấp cứu còn phải đảm bảo công tác sàng lọc, rà soát nguy cơ Covid-19 trước khi cho bệnh nhân nhập viện, tránh để nguồn bệnh đi sâu vào nội viện. (Ảnh: Một đêm cao điểm tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM)

Ở hậu phương, chúng tôi cũng có 1 tòa thành trì cần được bảo vệ cẩn mật. Đó chính là bệnh viện. Và bức tường kiên cố để giữ vững tòa thành trì là các chiến sĩ tại Khoa Cấp cứu.

Đặc biệt, vào mùa dịch, người bệnh thường có tâm lý ngại vô bệnh viện, ngại đi khám bệnh. Vì thế, những bệnh nhân vào với khoa Cấp cứu thời điểm này thường là những ca rất nặng hoặc nhập viện trễ.

Các bác sĩ phải chạy hết công suất để chẩn đoán và điều trị mới kịp thời cứu lấy tính mạng bệnh nhân. Khoa Cấp cứu của một bệnh viện còn phải đảm bảo công tác sàng lọc, rà soát nguy cơ Covid-19 trước khi cho bệnh nhân nhập viện, tránh để nguồn bệnh đi sâu vào nội viện. Chỉ cần 1 lỗ thủng thôi, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Bệnh nhân N.T.B. (sinh năm 1939) nhập Khoa Cấp cứu trong tình trạng ho, khó thở. Bệnh nhân được xử trí và làm các xét nghiệm được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp. Tình trạng bệnh nhân xấu dần, suy hô hấp không cải thiện với oxy phải can thiệp bằng đặt nội khí quản, thở máy. Con gái đi cùng bệnh nhân vào viện cũng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và bắt đầu có triệu chứng ho, đau họng 1 ngày sau đó.

Nhân viên y tế đang theo dõi, chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM.

Nhân viên y tế đang theo dõi, chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM.

Hằng ngày khi tôi đi thăm buồng, cô con gái vẫn cứ luôn hỏi thăm xem tình hình mẹ như thế nào, dù cách nhau chỉ một tấm kính thôi, nhưng người con cũng chỉ có thể ngồi từ bên đây nhìn mẹ mình ở bên kia và cầu mong cho mẹ mau khỏi bệnh.

Thật vui khi tình trạng của bà dần cải thiện sau 4 ngày thở máy, các thông số về khí máu đã dần ổn định, phổi đã có cải thiện nhiều trên phim X-quang, tuy nhiên vẫn trong giai đoạn nguy hiểm không thể chủ quan bất kỳ giây phút nào. 

1 ekip trực cấp cứu có 4 bác sĩ, 5 điều dưỡng và 4 hộ lý chia cho cả 3 khu vực/ca trực 12 tiếng. Nếu có trường hợp người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ, toàn bộ ekip trực sẽ phải nán lại, lấy mẫu xét nghiệm, chỉ khi nào kết quả âm tính mới được về nhà. Chính vì thế sau 12h liên tục làm việc, họ chưa chắc đã được... về nhà.

Y bác sĩ của Khoa Cấp cứu và của toàn bệnh viện gần như phải làm việc liên tục trong ca trực bởi lẽ bệnh nặng hơn, giải thích cho người bệnh hiểu, hỏi dịch tễ và khai thác thông tin lâu hơn đã khiến cho hiệu suất điều trị cho một ca chậm đi rất nhiều so với “thời bình”. Nhiều người ngả vội ra bàn ghế chỉ để nghỉ ngơi vài phút rồi lại đi làm tiếp.

Bữa ăn của họ chỉ là những bữa ăn vội vàng với bánh mỳ hay bánh bao, bởi lẽ ở ngoài kia, người bệnh... vô nữa rồi, thức ăn có thể chờ chúng ta nhưng người bệnh không thể. Nhiều khi sau khi xử lý xong cho bệnh nhân nhìn lên đồng hồ, đã là 15h00, đồ ăn đã nguội lạnh, bụng không còn biết đói nữa, các đồng nghiệp của tôi cũng chẳng nhớ ra là đã ăn trưa chưa.

Nỗi buồn tan biến đi khi người bệnh khỏe lên mỗi ngày

Họ buồn chứ, buồn vì vừa làm vừa nghĩ xem đứa con của họ giờ này ở nhà không biết có được cho ăn đúng giờ, có quấy khóc đòi mẹ hay không. Buồn bởi họ giờ này không thể ở bên cạnh làm chỗ dựa cho những người thân. Nhưng bệnh nhân mỗi ngày một khỏe lên, bệnh nhân cải thiện, xuất viện và cảm ơn y bác sĩ, bao nhiêu nỗi buồn và vất vả đều tan đâu hết.

Một đêm trực tại Khoa Cấp cứu, chúng tôi tiếp nhận 1 sản phụ vào viện với triệu chứng đau bụng chuyển dạ lúc 23h30, thai 37 tuần. Sản phụ ngay lập tức được làm các xét nghiệm cần thiết và test nhanh Covid-19 song song với đó là chuẩn bị công tác hỗ trợ sinh.

Bé sinh thường lúc 0h05, tuy nhiên sau sinh có dấu hiệu giảm oxy máu, chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh, bé được chuyển lên Khoa Nhi của bệnh viện hỗ trợ điều trị và theo dõi lúc 0h20.

  • Các điều dưỡng Khoa Nhi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM chăm sóc em bé mới chào đời. Mẹ của em đang điều trị Covid-19 ngay tại bệnh viện sau khi sinh em.

    Các điều dưỡng Khoa Nhi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM chăm sóc em bé mới chào đời. Mẹ của em đang điều trị Covid-19 ngay tại bệnh viện sau khi sinh em.

Đến sáng, kết quả xét nghiệm khẳng định RT PCR của người mẹ là dương tính. Mẹ bé được chuyển đến khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM. Cô của bé đi cùng cũng được cách ly do thuộc diện F1. Em bé phải thở oxy, thật thương biết bao.

Các cô điều dưỡng đã đi xin sữa và tập bú cho bé, lại quyên góp ủng hộ mua tả, áo quần và sữa thêm cho bé do ba mẹ bé chưa kịp chuẩn bị. Lúc đầu mới tập bú, bé bị ọc sữa 2 - 3 lần. Nhưng với sự kiên trì của các cô và nghị lực của bé, sau vài ngày điều trị, bé đã được cai thở oxy và bú rất giỏi; mỗi cữ được 30ml sữa. Hôm nay bé sẽ được chích viêm gan siêu vi B và chích ngừa lao như bình thường. Đợi vài hôm nữa, khi kết quả xét nghiệm lần 2 của cô ruột âm tính, con sẽ được về nhà.

Thật vui vì giữa đại dịch dù gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khám chữa bệnh vẫn hoạt động trơn tru, đặc biệt là sự tin tưởng và hợp tác của người nhà đối các y bác sĩ trong những lúc rối ren như thế để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Hãy cùng nhau cố gắng để vượt qua đại dịch, bởi vì "không có ai bị bỏ lại phía sau".

BSCKI Hoàng Văn Triều (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM)

Theo Đời sống
back to top