Cảnh báo xâm nhập mặn đạt đỉnh kỷ lục

(khoahocdoisong.vn) - Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang xảy ra nghiêm trọng tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có cuộc khảo sát để nhanh chóng chuẩn bị phương án ứng phó.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại Vĩnh Long.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại Vĩnh Long.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long, từ đầu mùa khô (2019 - 2020) đến nay, tỉnh bị ảnh hưởng bởi hai đợt xâm nhập mặn kỷ lục. Riêng trong đợt xâm nhập mặn vào đầu tháng 1/2020 đỉnh mặn tại các điểm đo dọc sông Cổ Chiên và sông Hậu đều vượt đỉnh mặn lịch sử năm 2016 từ 0,4 - 2 phần nghìn. Trên sông Cổ Chiên, tại huyện Vũng Liêm độ mặn đạt từ 6,2 - 10 phần nghìn; trên sông Hậu, tại huyện Trà Ôn đạt từ 2 - 6,9 phần nghìn.

Ước tính, tại các huyện vùng nhiễm mặn cao như Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình hơn 10.000ha lúa Đông Xuân, 23.890ha cây lâu năm thiếu nước tưới trong vòng một tuần do cống phải đóng lại để ngăn mặn. Đồng thời, 31 nhà máy nước, trạm cấp nước sạch phục vụ trên 66.200 hộ bị ảnh hưởng của nạn xâm nhập mặn trong khoảng 10 ngày.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón cho biết, để chủ động ứng phó, tỉnh thông tin nhanh về diễn biến, dự báo tình hình hạn, mặn thông qua hệ thống tin nhắn SMS ít nhất hai lần/ngày gửi tới lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến xã để chỉ đạo ứng phó; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, có biện pháp để phòng, chống. Đến nay, tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không lớn; hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể trên hai lĩnh vực này tại tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường biểu dương tỉnh Vĩnh Long đã triển khai các giải pháp chủ động phòng, chống, ứng phó với hạn, mặn, không để xảy ra thiệt hại đến sản xuất, dân sinh. Tỉnh cần tiếp tục rà soát, đánh giá để có kế hoạch bảo vệ số diện tích còn lại của lúa Đông Xuân 2019 - 2020, cân nhắc chuyển đổi diện tích lúa Xuân Hè trái vụ sang trồng màu, nhằm giảm áp lực về nguồn nước.

Đối với diện tích cây lâu năm, tỉnh phải dự báo sát diễn biến tình hình xâm nhập mặn để thông tin cho người dân không lấy nước trong những ngày độ mặn lên cao; vận động từng gia đình, từng khu vực cân đối, dự trữ nguồn nước ngọt tại vườn để phục vụ nhu cầu tưới tiêu.

Đối với cây rau màu, tỉnh phải rà soát tổng thể để bố trí cơ cấu nhóm giống phù hợp với diễn biến tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để hình thành một chỉnh thể thích ứng với việc sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top