Hiệu kính có làm kính sai độ so với đơn!?!

(khoahocdoisong.vn) - Tháng 8/2020 sau khi kiểm tra tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng, con chị Phương T. được chỉ định dùng lại kính cũ. Theo chị T., kính của con chị đã bị chênh lệch so với chỉ định trong đơn kính cũ, nên một năm sau, con chị dù có tăng độ vẫn thích hợp với kính cũ.

Làm kính sai độ so với đơn kính!

Chị Phương T. (quận 6, TPHCM) đã gửi thắc mắc về Báo KH&ĐS phản ánh, mỗi năm một lần, chị đều cho con đi kiểm tra mắt trước khai giảng tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng.

Sau khi kiểm tra mắt vào tháng 8/2020, con chị Phương T. được khuyên dùng lại kính cũ.

Sau khi kiểm tra mắt vào tháng 8/2020, con chị Phương T. được khuyên dùng lại kính cũ. 

Chị Phương T. lo lắng: “Trong thời gian qua, trẻ nghỉ dài ngày ở nhà do Covid-19 và luôn cắm cúi vào máy tính, máy tính bảng hay tivi. Vì sao, mắt của con tôi vẫn có thể dùng kính cũ. Như vậy là có vấn đề gì không? Phải chăng tại độ kính cũ đã cao hơn độ cận thật của mắt trong lần đo trước hay vì sao?”.

Nếu có sự chênh lệch giữa kính và đơn kính, chị Phương T. đặt câu hỏi: “Vấn đề không phải nằm ở độ cận của mắt con tôi, mà nằm ở chỗ cái kính làm sai độ so với đơn kính. Có phải hiệu kính trong khuôn viện bệnh viện đã làm sai độ kính so với đơn kính không?”.

Thậm chí, theo vị phụ huynh này, bác sĩ khám mắt cho con chị còn cho biết, sở dĩ vẫn có thể dùng lại kính của đơn kính cũ vì cái kính cháu đang đeo có độ cận cao hơn độ cận của mắt hiện tại một ít.

Bệnh nhân không làm kính tại bệnh viện!

Trao đổi với phóng viên Báo KH&ĐS về thắc mắc của bạn đọc, BS Nguyễn Quí Bạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Thắng và Kỹ thuật viên (KTV) Trần Văn Bắc, Bệnh viện Mắt Cao Thắng cho biết, theo hồ sơ lưu của bệnh viện, khách hàng nói trên đi khám mắt tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng hai lần vào năm 2017 và năm 2020.

BS Nguyễn Quí Bạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Thắng đang trao đổi với phóng viên Báo KH&ĐS về thắc mắc của bạn đọc.

BS Nguyễn Quí Bạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Cao Thắng đang trao đổi với phóng viên Báo KH&ĐS về thắc mắc của bạn đọc.  

“Tại thời điểm kiếm tra vào tháng 8/2020, mắt của bệnh nhân hầu như không tăng chứ không phải trước đó bệnh nhân đeo kính dư độ. Khi chúng tôi kiểm tra, đã dựa trên rất nhiều yếu tố vừa khách quan vừa chủ quan, như kiểm tra quá trình đeo kính, thời gian sinh hoạt (như nhìn gần nhìn), đèn soi bóng đồng tử (chính xác đến 96%), sau đó là đọc chữ trên bảng để đánh giá thị lực…”, KTV Trần Văn Bắc giải thích.

Từ kết quả kiểm tra đó, người ta sẽ cho đơn kính đủ độ hoặc có thể cho dư ra một chút chừng 0,25D để xem thị lực của người đeo từ 8/10 có thể lên 9/10 hoặc 10/10 hay không. Điều này rất quan trọng để đánh giá mắt nhìn tốt hay không. Một người mang kính cận để nhìn rõ, không khó chịu và có độ mắt ổn định, theo KTV Bắc, dựa vào 80% là độ kính mang lại và 20% là do điều tiết; ngoài ra còn được chi phối bởi các điều kiện như đeo kính thường xuyên, không nhìn gần quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến điều tiết của mắt.

“Chúng tôi có thiết bị để xác định kính bệnh nhân đang đeo còn thích hợp hay không. Qua kiểm tra, độ với kính cũ tương đương với độ cận hiện tại của bệnh nhân trong lần khám mới nhất vào tháng 8/2020. Chúng tôi đã xác nhận với bệnh nhân là độ không tăng và có thể sử dụng lại kính cũ”, KTV trả lời. 

Xác định lại với phóng viên Báo KH&ĐS, Bệnh viện Mắt Cao Thẳng khẳng định, bệnh nhân đến kiểm tra mắt vào năm 2017, sau đó bệnh nhân không quay lại và trong thời gian đó đã đi kiểm tra mắt ở một nơi khác cho đến tháng 8/2020 mới quay lại.

Theo KTV Trần Văn Bắc, tại thời điểm kiếm tra vào tháng 8/2020, mắt của bệnh nhân hầu như không tăng độ chứ không phải trước đó bệnh nhân đeo kính dư độ.

Theo KTV Trần Văn Bắc, tại thời điểm kiếm tra vào tháng 8/2020, mắt của bệnh nhân hầu như không tăng độ chứ không phải trước đó bệnh nhân đeo kính dư độ.

Nhưng trước khi đến bệnh viện để kiểm tra mắt vào tháng 8/2020, kính cũ bệnh nhân đang đeo là 3,75 (mắt phải) và 4,75 (mắt trái). Trong lần kiểm tra này, mắt bệnh nhân vẫn là 3,75 (mắt phải) và 4,75 (mắt trái), lại không kèm theo bất cứ khó chịu nào khi đeo kính cũ, cũng như tròng kính không bị trầy xước, nên KTV khuyên bệnh nhân tiếp tục đeo kính cũ, vẫn mang lại thị lực tương đương 8/10. 

Kính cũ bệnh nhân đang đeo không được làm tại bất cứ cửa hàng kính nào trong khuôn viên bệnh viện, KTV Trần Văn Bắc khẳng định, mà đã làm ở chỗ khác.

Chất lượng kính theo đơn được quản lý như thế nào? 

Về câu hỏi chất lượng kính đo theo đơn bác sĩ nếu được làm trong các cửa hàng kính trong khuôn viên bệnh viện, sẽ được quản lý như thế nào, BS Nguyễn Quí Bạch, đại diện Bệnh viện Mắt Cao Thắng cho biết: “Sau khi khám mắt xong, chúng tôi sẽ ghi toa trên một hồ sơ và hồ sơ đó được lưu trong hệ thống, cấp lại cho bệnh nhân toa kính để bệnh nhân mang đi làm kính. Dù bệnh nhân làm kính trong bệnh viện hay làm kính ở ngoài, chúng tôi đều hướng dẫn bệnh nhân mang kính đến cho chúng tôi kiểm tra lại để xem có sai lệch gì không.

Nếu bệnh nhân muốn làm ở bệnh viện, chúng tôi sẽ dẫn bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân đến tiệm kính và sau khi làm xong kính, bệnh nhân mang kính cho chúng tôi kiểm tra lại độ mắt trái - phải, tâm kính trùng với tâm mắt hay không. So sánh với kết quả kiểm tra kính với toa kính đã phát, nếu có sai lệch vượt qua cho phép, chúng tôi sẽ mang ra nhà kính yêu cầu điều chỉnh lại”.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top