Khoa học và Đời sống số 09-2025

Số 9 (4375) Thứ Năm (27/2/2025) 15 TRI THỨC NHÂN LOẠI GIẢI MÃ KHOA HỌC Khám phá lăng mộ hoàng gia Ai Cập vừa phát hiện Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam? A: Bắc Ninh B: Hà Nội C: Hà Nam Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Chùa Dâu - Bắc Ninh Chùa Dâu đang giữ kỷ lục ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lớn và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), chỉ cách Hà Nội khoảng 40km. Chùa Dâu được xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu, theo Cục Di sản Văn hóa ghi nhận. Địa điểm tâm linh này được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, cái nôi của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp, tức 4 vị thần tương ứng với hiện tượng mây, gió, sấm, chớp. Hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Kiến trúc của Chùa Dâu mang đậm dấu ấn của những ngôi chùa cổ, là sự kết hợp của nét điêu khắc và kiến trúc thời Lê - Nguyễn. THANH BÌNH Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ 17, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Tọa lạc ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội), đình Đại Phùng có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với kiến trúc cổ kính, độc đáo và tinh xảo, được coi là hình mẫu của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ngôi đền thờ thiên thần và nhân thần Theo Trang Thông tin Điện tử Du lịch Đan Phượng, đình Đại Phùng có từ thời hậu Lê (thế kỷ 17), là nơi phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hoả Quang và danh tướng Vũ Hùng. Trong hai vị, Tích Lịch Hỏa Quang là thiên thần. Tương truyền, ngài là một trong các vị thần thuộc hệ thống Tứ pháp: Pháp Vân (Mây) – Pháp Vũ (Mưa) – Pháp Lôi (Sấm) – Pháp Điện (Chớp). Tích Lịch Hỏa Quang được cả tổng Phùng xưa (8 làng) tôn thờ làm thành hoàng (Đại Phùng, Phượng Trì, Đông Khê, Đoài Khê, Tháp Thượng, Thụy Ứng,Thu Quế và Thuận Thượng). Vị thứ hai - danh tướng Vũ Hùng - là nhân thần, thành hoàng làng riêng của Đại Phùng. Ngài sinh ngày 18 tháng Giêng năm Nhâm Thân thời Vua Trần Hiển Tông. Khi ngài sinh ra đã có dáng hình kỳ vĩ, sau lưng có đường chàm đỏ chia hình 4 ngả nên có tên tục là Bốn, tên hiệu là Vũ Hùng. Cuối đời Trần có bọn rợ Cao thường về mạn Tây kinh thành Thăng Long quấy nhiễu, cướp bóc của cải của dân chúng. Vua Trần Nghệ Tông xuống chiếu kêu gọi nhân tài, Vũ Hùng đang độ thanh xuân có thiên tư đĩnh ngộ, diện mạo khôi ngô, thông tuệ binh pháp… được nhà vua trao cho chức thống lĩnh trung quân, khiển tướng điều binh đi đánh giặc. Tướng Vũ Hùng dừng chân lập đồn sở ở trang Đại Phùng được nhân dân đồng lòng giúp sức nên đại bản doanh ngày càng vững chắc. Đến nay xung quanh đình còn các địa danh như Ao đồn, xóm Nha Môn, ngõ Phủ, xóm Cừ… Một lần, Vũ Hùng dẫn quân thủy bộ ra cửa sông Hát tiến thẳng vào sào huyệt của bọn rợ Cao. Hôm ấy, gió sông thổi mạnh đoàn thuyền lướt nhanh như tên bắn. Quân giặc bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp thua chạy tan tác rồi phải quy hàng. Quân tướng Vũ Hùng toàn thắng, thuận dòng sông lớn về kinh sư báo tiệp. Vua Nghệ Tông mừng rỡ thân chinh ra tận ngoài thành đón đoàn quân thắng trận và mở tiệc khao thưởng. Vũ Hùng được thăng chức Đô Đại Ngự Sử, ở lại kinh thành. Sau khi mất, ngài được phong “Trần Triều Trung Quân Ngã Bốn Vũ Hùng Đại Vương”. Dân làng Đại Phùng đến kinh thành rước duệ hiệu về lập đền thờ, hương khói muôn đời. Ngày đản sinh 18 tháng Giêng, xưa kia thường dâng lễ gồm: Trâu, bò, lợn, xôi, rượu…và trình diễn các trò chơi, múa hát. Ngày hóa của ngài 18 tháng 11 dâng lễ chỉ có trầu cau, hương hoa tinh khiết. Vẻ đẹp điêu khắc truyền thống Đình Đại Phùng tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2.542m2. Kiến trúc đình gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung kết cấu theo kiểu “chồng rường - giá chiêng - hạ kẻ” với 6 hàng chân, toàn bộ ngôi đình có 64 cột, đường kính cột lớn nhất hơn 0,6m. Theo các nhà nghiên cứu, kiến trúc nghệ thuật của đình Đại Phùng mang niên đại từ thế kỷ 17, 18 và cả các thời kỳ sau đó. Ngôi đình được làm quy mô lớn, trang trí đẹp vào thế kỷ 17 (ngôi đại đình), sang thế kỷ 18, 19 làm thêm tiền tế và hậu cung… và nhiều lần tu bổ thêm. Đình Đại Phùng là di tích đặc biệt độc đáo ở chỗ toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Minh Nhương, giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ 17, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ rất cao hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng. Các nghệ nhân xưa đã thao diễn kỹ thuật chạm trổ một cách điêu luyện với rất nhiều đề tài và bố cục sống động, phản ánh đời sống xã hội đương thời, như: Hình tượng “Vinh quy bái tổ”, “Mả táng hàm rồng”, “Tiên tắm đầm sen”, “Đấu vật”… Các họa tiết kẻ liền bẩy bốn góc, kẻ liền bẩy vì chính, đến các đầu dư đầu duôi, xà thượng, các chồng rường, bát đỡ, câu đầu... đều là những tác phẩm nghệ thuật kiệt tác. Đình Đại Phùng còn bảo tồn khối di vật phong phú như long ngai bài vị, bát hương, hương án, y môn, cửa võng, bát bửu, kiệu… cùng một số đồ thờ tự có giá trị có niên đại trải dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19… Lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm 3 lần. Ngày 18 tháng Giêng là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đình. Ngày lễ hội thứ hai là ngày 12/2 để tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng. Còn ngày lễ thứ ba là ngày 18/11, kỷ niệm ngày hóa của Ngài. Đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng Di tích quốc gia năm 1991, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định và công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019. Kiệt tác kiến trúc đình cổ Đại Phùng Các nhà khảo cổ mới công bố việc phát hiện lăng mộ hoàng gia Ai Cập đầu tiên kể từ khi tìm thấy lăng mộ của pharaoh Tutankhamun vào hơn 100 năm trước. Đó là nơi an nghỉ ngàn thu của pharaoh Thutmose II. Sau hơn 100 năm kể từ khi lăng mộ của pharaoh Tutankhamun được phát hiện ở Thung lũng các vị vua vào năm 1922, các nhà khảo cổ Ai Cập xác nhận việc tìm thấy lăng mộ hoàng gia của pharaoh Thutmose II vào ngày 18/2. Theo các chuyên gia, lăng mộ của pharaoh Thutmose II nằm ở phía tây Luxor. Ông hoàng này trị vì Ai Cập cách đây khoảng 3.500 năm. Lối vào lăng mộ và lối đi chính lần đầu được phát hiện vào năm 2022. Các cuộc khai quật tiếp theo tại địa điểm này đã tìm thấy manh mối rằng đây là nơi an nghỉ ngàn thu của pharaoh Thutmose II. Tiến sĩ Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, cho biết các mảnh vỡ đồ gốm có khắc chữ tìm thấy bên trong lăng mộ giúp xác định nơi này được xây cho pharaoh Thutmose II. Tên của vợ pharaoh Thutmose II là Hatshepsut cũng được tìm thấy trên những mảnh đồ gốm có khắc chữ. Điều thú vị, xác ướp của pharaoh Thutmose II đã được tìm thấy từ thế kỷ 19 tại một địa điểm khác gần lăng mộ mới phát hiện. Điều này khiến các chuyên gia suy đoán xác ướp đã được di chuyển tới nơi chôn cất khác sau khi bị trộm mộ cướp phá. Hiện xác ướp pharaoh Thutmose II được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Văn minh Ai Cập. Lăng mộ hoàng gia Ai Cập cổ đại mới phát hiện ở trong tình trạng khá xấu do bị ngập lụt ngay sau khi pharaoh Thutmose II băng hà. Theo đó, nhiều mảnh vữa rơi ra từ bên trong. Cấu trúc lăng mộ có một hành lang với sàn được phủ một lớp thạch cao trắng, dẫn đến phòng chôn cất ở hành lang chính của ngôi mộ. Nơi này có sàn cao hơn khoảng 1,5m so với sàn của phòng chôn cất. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra dấu tích của những dòng chữ màu xanh và những ngôi sao màu vàng trên bầu trời, cũng như các đồ trang trí và đoạn văn từ cuốn sách tôn giáo 'IImydwat' được đặt trong lăng mộ của pharaoh Thutmose II. Thutmose II là pharaoh thứ 4 của Vương triều thứ 18 của Ai Cập, và triều đại của ông hoàng Ai Cập này được cho là kéo dài từ năm 1493 trước Công nguyên đến năm 1479 trước Công nguyên hoặc chỉ từ khoảng năm 1482 trước Công nguyên đến năm 1479 trước Công nguyên. Pharaoh Thutmose II băng hà năm 30 tuổi. TÂM ANH (theo Daily Mail) Sáng 15/2 vừa qua, huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với đình Đại Phùng và Lễ hội truyền thống đình Đại Phùng. Lễ hội là dịp bày tỏ lòng nhớ ơn các vị tiền nhân có công với làng với nước, cầu cho "nhân khang – vật thịnh" đồng thời thỏa mãn sự giao lưu, sáng tạo làm phong phú đời sống văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Wikimedia Commons. Đình Đại Phùng. ẢNH: DU LỊCH ĐAN PHƯỢNG. Một tác phẩm chạm khắc gỗ của đình Đại Phùng. ẢNH: DU LỊCH ĐAN PHƯỢNG.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==