Khoa học và Đời sống số 09-2025

Số 9 (4375) Thứ Năm (27/2/2025) 14 TRI THỨC NHÂN LOẠI QUỐC QUÂN Nhiều quốc gia đã cải cách bộ máy hành chính địa phương theo hướng giảm vai trò của các cấp trung gian. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia này để triển khai chủ trương xóa bỏ cấp huyện theo cách hiệu quả nhất. Các nước giảm đơn vị hành chính trung gian thế nào? NHÌN RA THẾ GIỚI: Theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025. Trên thế giới, các quốc gia tổ chức bộ máy hành chính theo nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị, lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia đã cải cách bộ máy hành chính địa phương theo hướng giảm vai trò của các cấp trung gian. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia này để triển khai chủ trương xóa bỏ cấp huyện theo cách hiệu quả nhất. Pháp Pháp là một quốc gia theo mô hình nhà nước đơn nhất, nghĩa là chính quyền trung ương nắm quyền lực chủ yếu, còn chính quyền địa phương hoạt động theo sự phân quyền hoặc ủy quyền từ trung ương. Hệ thống phân cấp hành chính của Pháp tương đối phức tạp với nhiều cấp bậc. Cấp 1: Vùng (Région) – Hiện có 13 vùng ở Pháp (sau khi cải cách từ 22 vùng năm 2015). Cấp 2: Tỉnh (Département) – Có 101 tỉnh, mỗi tỉnh có một hội đồng tỉnh quản lý các dịch vụ công. Cấp 3: Quận (Arrondissement) – Là cấp hành chính trung gian dưới tỉnh, không có chính quyền riêng, chủ yếu phục vụ quản lý hành chính. Cấp 4: Xã (Commune) – Là đơn vị hành chính cơ bản nhất, có hội đồng xã và thị trưởng được bầu trực tiếp. Hiện có khoảng 35.000 xã, nhiều trong số đó là các đơn vị rất nhỏ. Pháp đã thực hiện nhiều cải cách để giảm số lượng đơn vị hành chính trung gian nhằm tăng cường hiệu quả quản lý. Trong cuộc cải cách năm 2015, số vùng đã giảm từ 22 xuống 13 để tạo ra các đơn vị hành chính lớn hơn, hiệu quả hơn. Chính phủ cũng khuyến khích sáp nhập các xã nhỏ để tạo thành đơn vị lớn hơn nhằm tiết kiệm ngân sách và tối ưu hóa quản lý. Cấp quận không bị xóa bỏ nhưng đã giảm dần vai trò quan trọng trong quản lý hành chính. Quá trình cải cách hành chính của Pháp cũng ghi nhận những khó khăn, như việc hợp nhất các xã gặp nhiều phản đối do lo ngại mất đi bản sắc địa phương và một số xáo trộn xảy ra trong quản lý hành chính và dịch vụ công khi cấp trung gian được cắt giảm. Nhật Bản Tương tự Pháp, Nhật Bản là một quốc gia theo mô hình nhà nước đơn nhất. Hiện nay, hệ thống phân cấp hành chính của Nhật Bản gồm 3 cấp chính. Cấp 1: Đô (To) - Đạo (Do) - Phủ (Fu) - Huyện (Ken). Các đơn vị hành chính này tương đương cấp tỉnh của Việt Nam. Hiện tại Nhật Bản có tổng cộng 47 đơn vị hành chính cấp này, gồm 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Osaka và Kyoto) và 43 huyện. Cấp 2: Thành phố (Shi), thị trấn (Machi/Chō) và làng (Mura/Son). Cấp 3: Phường (Ku) - chỉ có ở các thành phố lớn, tương đương quận tại các thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam. Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách hành chính nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, đặc biệt là ở cấp trung gian. Cụ thể, quốc gia này từng có hơn 3.200 đơn vị hành chính cấp thị trấn/làng. Do dân số giảm và bộ máy cồng kềnh, từ năm 1999 - 2010 chính phủ đã tổ chức cuộc cải cách lớn, thúc đẩy việc sáp nhập nhiều thị trấn, làng thành đơn vị hành chính lớn hơn. Sau cải cách, số đơn vị hành chính cấp này giảm xuống còn khoảng 1.700, giúp chính quyền địa phương vận hành hiệu quả hơn. Trong bộ máy hành chính của Nhật Bản, Quận (Gun) - tương đương cấp huyện của Việt Nam - là cấp trung gian giữa các tỉnh và thị trấn/làng, nhưng hiện nay gần như không còn vai trò hành chính, chỉ còn mang ý nghĩa địa lý. Chính quyền địa phương Nhật Bản ngày nay chủ yếu vận hành theo mô hình tỉnh - thành phố/thị trấn/làng, bỏ qua cấp quận. Dù giúp giảm bớt bộ máy cồng kềnh, nhưng cuộc cải cách của Nhật Bản cũng gặp một số vấn đề cần giải quyết: Khi sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ, một số khu vực phản đối do mất đi bản sắc riêng hoặc quyền lợi cục bộ; một số dịch vụ công (y tế, giáo dục, giao thông) bị gián đoạn do khoảng cách xa hơn giữa trung tâm hành chính mới với người dân. Trung Quốc Cũng là một quốc gia theo mô hình nhà nước đơn nhất, Trung Quốc có một mô hình phân cấp hành chính đặc thù do quy mô diện tích và dân số lớn của quốc gia này. Hệ thống phân cấp hành chính của Trung Quốc gồm 4 cấp chính. Cấp 1: Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc trung ương và Đặc khu hành chính. Hiện tại Trung Quốc có 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh) và 2 đặc khu hành chính (Hồng Kông, Macau). Cấp 2: Gồm nhiều loại đơn vị hành chính khác nhau như Châu tự trị cấp phó tỉnh, Thành phố cấp địa khu, Châu tự trị, Địa khu.... đóng vai trò trung gian giữa cấp huyện và cấp tỉnh. Cấp 3: Gồm Huyện và các đơn vị hành chính tương đương như Thị hạt khu, Thành phố cấp huyện, Huyện tự trị, Kỳ, Kỳ tự trị... Cấp 4 là cấp Hương và cấp 5 là cấp Thôn. Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách hành chính nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, trong đó có việc giảm bớt vai trò của cấp huyện và sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ. Trước đây, các huyện ở Trung Quốc trực thuộc tỉnh, nhưng sau khi thực hiện mô hình “thành phố quản lý huyện”, các huyện đã được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của thành phố cấp địa khu (địa cấp thị). Điều này giúp bớt gánh nặng quản lý cho tỉnh, đồng thời các địa cấp thị có thể chủ động điều phối phát triển huyện trực thuộc. Nhiều huyện có quy mô dân số nhỏ hoặc phát triển đô thị nhanh đã được nâng cấp thành quận thuộc thành phố, thay vì giữ nguyên mô hình huyện truyền thống. Ví dụ: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đã sáp nhập nhiều huyện thành các quận nội thành. Đặc biệt, một số địa phương đã thử nghiệm xóa bỏ cấp huyện bằng cách chuyển thẳng các thị trấn, xã lên thành cấp thành phố trực thuộc địa cấp thị. Cũng như ở các quốc gia khác, cải cách hành chính của Trung Quốc cũng phát sinh một số trở ngại: Việc sắp xếp lại các thủ tục hành chính ở một số địa phương diễn ra chưa kịp thời, gây ra khó khăn cho người dân; một số khu vực ở Trung Quốc không đồng thuận với chủ trương sáp nhập huyện vào thành phố do mất đi quyền tự chủ về kinh tế. Trong tuần mới, 3 con giáp sẽ được thần Tài ban lộc, gặp nhiều may mắn trong việc làm ăn, kinh doanh. Trong cuộc sống, họ có thể gặp được một số điều thú vị. Tuổi Sửu Trong 7 ngày tới, người tuổi Sửu phản ứng nhanh nhạy, lập luận sắc bén nên có thể giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề trong thẩm quyền công việc. Nhờ những ý tưởng độc đáo và triển khai dự án một cách sáng tạo, con giáp này hứa hẹn đạt được thành tích tốt và có bước tiến vững chắc trong sự nghiệp. Tuổi Sửu được thần Tài ban lộc, tiền đầy túi. Nhờ nắm bắt xu hướng thị trường và tài kinh doanh, con giáp này có thể kiếm được khoản tiền lớn, gia tăng thu nhập theo cấp số nhân. Với nguồn thu nhập lớn, người tuổi Sửu tận hưởng cuộc sống sung túc và có thể chia sẻ may mắn về tài lộc với những người thân thiết. Trong tình cảm, tuổi Sửu và người thương ngày càng thấu hiểu, gắn kết mạnh mẽ. Mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở, có thể gặp gỡ và kết nối với những người bạn mới. Tuổi Thìn Trong 7 ngày tới, người tuổi Thìn cần mẫn, chu đáo và nhiệt huyết nên có thể phát huy tối đa khả năng khi tham gia dự án lớn. Những nỗ lực trong công việc của con giáp này được cấp trên đánh giá cao, có thể được xem xét thăng chức. Về tài chính, tuổi Thìn sẽ gặp vận may lớn. Nhờ quyết định đầu tư thông minh và gặp thời cơ thuận lợi, số tiền mà con giáp này bỏ ra hứa hẹn mang về khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuổi Thìn hãy quản lý tài sản chặt chẽ để tài sản không ngừng tăng thêm. Người tuổi Thìn tận hưởng những ngày hạnh phúc, vui vẻ bên một nửa yêu thương. Cặp đôi chia sẻ với nhau về nhiều điều trong cuộc sống. Trong khi đó, con giáp độc thân có thể gặp được một người để phát triển thành mối quan hệ lâu dài. Tuổi Ngọ Trong 7 ngày tới, người tuổi Ngọ được cấp trên tin tưởng, giao cho nhiệm vụ quan trọng. Đây là lúc con giáp này hãy tự tin vào nghiệp vụ của mình. Hãy nắm bắt cơ hội để tạo bước đột phá lớn trong sự nghiệp. Người tuổi Ngọ sẽ có thể phát tài, phúc lộc tràn đầy trong tuần mới. Với tầm nhìn xa trông rộng, con giáp này sẽ có thể kiếm được cơ hội đầu tư tiềm năng mà nhiều người không nhận ra. Nhờ đầu tư đúng thời điểm, tuổi Ngọ có thể nhận được khoản lợi nhuận hấp dẫn. Trong tình yêu, tuổi Ngọ có những hành động lãng mạn, ngọt ngào khi ở bên người thương. Mối quan hệ với bạn bè, gia đình đều khá tốt. Con giáp này có thể mang tới một số niềm vui nhỏ cho những người bên cạnh nhờ tính cách hài hước. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo). TÂM ANH (theo D1xz) Tử vi tuần mới (3 - 9/3): 3 con giáp được thần Tài ban lộc 12 CON GIÁP Nước Pháp hiện được chia thành 13 vùng và 101 tỉnh. ẢNH: TUBS. Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách hành chính nhằm tinh gọn bộ máy hành chính. ẢNH: MEDIUM.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==