“Yêu mới khó, phòng ngừa HIV/AIDS có ngại gì”

Trong chương trình khởi động “yêu mới khó, phòng ngừa HIV/AIDS có ngại gì”, theo đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS, sẽ đẩy mạnh tự xét nghiệm HIV/AIDS tại nhà.

Chiến dịch này do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ trong phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC Hoa Kỳ) phát động.

xet-nghiem-hiv.jpg
Tổ chức cộng đồng Kết Nối Trẻ (Bình Dương) đã thúc đẩy cộng đồng tiếp cận với xét nghiệm sớm và điều trị sớm. 2.900 lượt xét nghiệm (bao gồm cả xét ngiệm tại cơ sở y tế và xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng).

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), xét nghiệm cũng được triển khai đa dạng và mở rộng. Cả nước có hơn 201 phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, 1345 phòng xét nghiệm sàng lọc.

Hiện nay, những người có nhu cầu được xét nghiệm tại nhà, sẽ chỉ cần đăng ký trên trang web tuxetnghiem.vn. Dự án này đang được triển khai tại 4 điểm: Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội và Nghệ An. Dự kiến, đến năm 2022, "tự xét nghiệm tại nhà" sẽ mở rộng ở 32 tỉnh thành. 

Đây là mô hình rất dễ tiếp cận đối với các đối tượng nguy cơ tại nhà một cách hiệu quả.

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, trong bối cảnh Covid-19, bệnh nhân HIV/AIDS gặp khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là những người đang điều trị ARV, cần uống thuốc, tái khám. Những bệnh nhân điều trị Methadone hằng ngày phải đến các cơ sở điều trị để được uống thuốc Methadone…

Những người có nguy cơ cao và có nhu cầu cần tư vấn, được xét nghiệm và hỗ trợ trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.

quan-he-tinh-duc-an-toan.jpg
Những người có nguy cơ cao và có nhu cầu cần tư vấn, được xét nghiệm và hỗ trợ trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS (Ảnh: Kết Nối Trẻ)

Vì vậy, để bệnh nhân không bị đứt thuốc, ngành y tế đã hướng dẫn thay vì cấp thuốc hàng tháng, đã cấp thuốc ARV ba tháng giảm đi lại; thay đổi phương án cấp phát thuốc đến tận xã phường, thôn bản; thậm chí thí điểm phát Methadone dài ngày - 6,7 liều…

Ngoài ra, đội đặc nhiệm cũng được thành lập để xử lý các tình huống khẩn cấp. Ví dụ như khi cơ sở điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với hàng nghìn người nhận thuốc điều trị HIV/AIDS bị phong tỏa…

Theo thống kê 2020, hơn 37 triệu người trên toàn thế giới đã tử vong vì căn bệnh này.

Trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận khoảng hơn 13.000 người mắc HIV/AIDS. Ghi nhận vào 10 tháng đầu năm 2021, số ca nhiễm HIV/AIDS là 10.000. Mỗi năm 2-3.000 người Việt Nam tử vong do HIV/AIDS.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top