Y tế Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến

(khoahocdoisong.vn) - Trong Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2020 – 2025, Bộ Y tế đã công bố kết quả phát triển khoa học và công nghệ với 109 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, 202 nhiệm vụ cấp bộ đã và đang được nghiệm thu, áp dụng vào thực tiễn, đưa y tế Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

Những kỷ lục về ghép tạng

Ngày 21/2/2017, Biện viện Quân y 103 đã phối hợp với chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên trên người Việt Nam. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 6 tuổi.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghép thành công 23 tạng trong 13 ngày.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghép thành công 23 tạng trong 13 ngày.

Trường hợp ghép tim nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam là bé Nguyễn Thành Đạt, 10 tuổi với chẩn đoán cơ tim giãn nở do suy tim giai đoạn cuối, không còn giải pháp điều trị khác ngoài ghép. Ngày 15/3/2017, ca ghép kéo dài 10 tiếng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thành công.

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã lập 8 kỷ lục Việt Nam xác nhận, đó là kỷ lục về “Bệnh viện thực hiện ca ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam; “Bệnh viện tổ chức và thực hiện quy trình ghép thận từ người hiến ngừng tim đầu tiên tại Việt Nam”; “Đơn vị thực hiện nhiều ca ghép thận nhất Việt Nam”; “Đơn vị tổ chức vận động tạng hiến với hành trình chuyển tạng dài nhất từ Nam ra Bắc để cứu người”; “Người thực hiện ca ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam”; “Người thực hiện ca phẫu thuật lấy và ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam”; “Người tổ chức điều phối tạng hiến với hành trình chuyển tạng dài nhất từ Nam ra Bắc để cứu người”...

Ngày 12/12/1918, kíp mổ với thành phần 100% các thầy thuốc của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép 2 phổi từ người cho chết não. Và đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng 1 người cho đa tạng chết não và đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận) và kết hợp điều phối “xuyên việt” 1 thận cho bệnh nhi ở TPHCM. Sau hơn 10 ngày, tất cả 6 tạng ghép đều tiến triển thuận lợi.

Ngày 17/12/2019, các thầy thuốc của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công một loạt ca mổ - ghép đa tạng từ người hiến chết não, gồm tim, 2 phổi, gan, 2 thận trong đó có 2 ca ghép rất đặc biệt: Ca thứ nhất ghép 2 phổi đồng thời với mổ tim hở sửa chữa bệnh tim bẩm sinh (sửa tim – ghép phổi) và ca thứ 2 ghép đa tạng gan và thận đồng thời. Trước đó, ngày 9/3, Bệnh viện đã thành công 2 ca ghép gan, đó là tách 1 lá gan từ người cho chết não ghép cứu 2 bệnh nhân (một người lớn 1 trẻ nhỏ) mà trước đây các bác sĩ chỉ thực hiện ghép gan cứu sống 1 người bệnh. Sau ghép các bệnh nhân đều tiết triển tốt.

Thương hiệu “nội soi tuyến giáp” Việt Nam chuyển giao cho 300 giáo sư, bác sĩ nước ngoài

Ca trình diễn Nội soi tuyến giáp Dr Lương.

Ca trình diễn Nội soi tuyến giáp Dr Lương.

Kỹ thuật nội soi tuyến giáp của PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư không chỉ nổi tiếng trong nước mà cả thế giới. Ông là người đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công phẫu thuật nội soi vào phẫu thuật tuyến giáp với kỹ thuật đơn giản, nhanh, an toàn, hiệu quả, rẻ hơn nhiều so với các kỹ thuật khác trên thế giới. Phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp đã được vinh danh là một trong 10 thành tựu y tế lớn nhất trong thời gian vừa qua. Đây là một trong những đề tài xuất sắc nhất của chương trình KC 10 (11 - 15) của Bộ Khoa học và Công nghệ.

PGS.TS Trần Ngọc Lương đã chuyển giao kỹ thuật nội soi cho nhiều bệnh viện tuyến cơ sở trong nước và đã có hơn 300 giáo sư, bác sĩ từ các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillippines, Ấn Độ, Australia, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ... đến để học kỹ thuật của Dr Lương; Đã có hơn 30 lần đi thuyết trình, giảng bài và mổ thị phạm ở các nước trong khu vực, châu Á và trên thế giới... Bác sĩ cũng là người đầu tiên phẫu thuật tuyến cận giáp ở bệnh u cận giáp trạng, cường cận giáp tiên phát và sau suy thận tại Việt Nam.

100 y bác sĩ tham gia ca mổ đặc biệt

Ca tách song sinh Trúc - Nhi.

Ca tách song sinh Trúc - Nhi.

Thành tựu khoa học của ngành y tế Việt Nam trong năm 2020 không thể không nhắc đến ca đại phẫu thuật của 2 bé Trúc Nhi và Diệu Nhi tại Bệnh viện Hùng Vương, TPHCM, hai bé song sinh dính liền vùng bụng chậu. Ca đại phẫu tách dính hai bé đã béo dài hơn 13 tiếng. Đây là ca đại phẫu phức tạp nhất từ trước đến nay với số lượng kíp mổ rất lớn, 100 y bác sĩ tham gia phẫu thuật. Ca mổ này đã được các nước trong khu vực và thế giới đánh giá cao. Ngày 7/10/2020, với gần 3 tháng hậu phẫu, Trúc Nhi – Diệu Nhi đã được ra viện trở về cùng gia đình, sống cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Đặc biệt, ngày 7/10, đại diện Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng khen, danh hiệu cho Bệnh viện Nhi đồng TPHCM và 3 cá nhân xuất sắc “ca đại phẫu thuật phức tạp với đội ngũ y bác sĩ tham gia nhiều nhất Việt Nam” để mổ tách dính vùng bụng chậu thành công cho cặp song sinh.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top