Ý rung chuyển bởi các cuộc biểu tình khi quy định tiêm chủng của châu Âu bắt đầu có hiệu lực

Các cuộc biểu tình và phong tỏa đã nổ ra trên khắp nước Ý, nhằm phản đối một số yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống covid-19. Cuộc biểu tình nổ ra giữa những những người tiếp tục từ chối vắc-xin với những người được tiêm chủng và chính phủ.

Kể từ thứ sáu, tất cả người lao động ở Ý – kể cả trong khu vực công và tư nhân, phải xuất trình “thẻ xanh” để vào nơi làm việc của họ.

Trong đó, phải có bằng chứng về việc tiêm chủng đầy đủ, xét nghiệm covid-19 âm tính (không miễn phí), hoặc những người khỏi bệnh covid-19 trong sáu tháng.

Người lao động không tuân thủ sẽ phải đối mặt với việc nghỉ không lương và khoản tiền phạt lên đến 1.500 euro.

Quy định còn bắt buộc người sử dụng lao động nếu không giám sát việc tuân thủ của nhân viên cũng có nguy cơ đối mặt với án phạt.

Phần lớn những người đủ điều kiện ở Ý đã được tiêm phòng. Nhưng quy định này vẫn được cho là sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người lao động (ước tính khoảng 3 triệu người) - nhiều người trong số họ sẽ phải trả tiền cho các xét nghiệm của chính mình, nếu người sử dụng lao động không chi trả.

Tình trạng trạng hỗn loạn còn xảy ra tại bến cảng lớn, trong đó có khoảng 300 người chặn lối vào cảng Genoa, và hàng trăm người biểu tình tại cảng trieste, nơi các công nhân bến tàu lên tiếng đe dọa đình công vô thời hạn.

tai-xuong-2-.jpg
Người biểu tình ở Rome đối mặt với cảnh sát trong cuộc biểu tình ngày 9/10, chống lại các quy định nghiêm ngặt về thẻ xanh COVID-19 mới của chính phủ Ý dành cho nơi làm việc. (Remo Casilli / Reuters)

Các cuộc biểu tình tiếp tục kéo dài có khả năng xảy ra. Có những lo ngại đã xuất hiện về tình trạng bất ổn, sau khi các cuộc biểu tình chống tiêm chủng liên quan đến các nhóm tân phái ở Rome vào cuối tuần trước diễn ra theo hướng bạo lực.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã khuyến khích mọi người tiêm vắc xin như một cách để vượt qua đại dịch.

Sự chần chừ - một phần được thúc đẩy bởi những âm mưu, phản khoa học và những lập luận nhấn mạnh đến quyền tự do cá nhân - là một rào cản đáng kể để đạt được sự bình thường.

Nhiều quốc gia đã cố gắng thuyết phục người dân tiêm vắc-xin bằng các biện pháp khuyến khích.

Nhưng một số quốc gia khác - như Ý - đã chuyển sang các chiến lược cứng rắn hơn, mang tính cưỡng chế, để buộc người chưa tiêm vắc-xin phải tuân thủ các quy định.

"Thẻ xanh" đã được áp dụng cho người lao động Ý trong một số lĩnh vực nhất định, như giáo dục và y tế.

Ngoài ra, để ra vào các không gian công cộng (như nhà hàng trong nhà, bảo tàng và phòng tập thể dục...) người dân buộc phải có chứng nhận đã tiêm vắc-xin.

Thủ tướng Ý Mario Draghi đã lên tiếng bảo vệ kế hoạch quan trọng này. Ông cho rằng đó là hành động bắt buộc để tránh sự phong toả kéo dài đối với đất nước.

Theo số liệu trích dẫn từ nguồn dữ liệu của chính phủ, chỉ tính riêng trong ngày thứ 4 vừa qua đã có 560.000 “thẻ xanh” được tải xuống. Mặc dù không có dữ liệu về việc những thẻ này có liên quan đến xét nghiệm hay tiêm chủng.

Các số liệu sau khi thông báo về việc thông qua ở Ý cho thấy các biện pháp này đã giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng.

Ý là một trong những quốc gia sớm nhất đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế đại dịch lan rộng vào tháng 3 năm ngoái.

Thời điểm đó, các biện pháp hạn chế đã được đặt ra đối với toàn bộ 60 triệu người Ý, sau khi chứng kiến số người chết vì Covid -19 tăng cao kỉ lục bên ngoài địa phận Trung Quốc.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top