Y mao mạch - Liệu pháp sức khỏe không dùng thuốc - Kỳ 7: Kỹ thuật bỏ đói khơi dậy tiềm năng cơ thể

(khoahocdoisong.vn) - Những ai quan tâm đến sức khỏe thì không thể không nói đến vấn đề ăn uống sao cho hợp lý và khoa học. Và sự thật, ăn uống đóng vai trò có tính quyết định đối với sức khỏe con người. Bộ môn Thập Chỉ Liên Tâm sẽ giới thiệu cho bạn một phép ăn uống giúp bạn khỏe, đẩy lùi bệnh tật mà không tốn kém.

Lượng thức ăn cần để nuôi cơ thể

Sự thật là chúng ta thường ăn quá nhu cầu cơ thể. Vậy lượng dư thừa sẽ đi đâu? Nó được dự trữ trong một kho chứa ở gan và các tế bào, dưới dạng mỡ và đường. Khi ngày nào cũng ăn dư thừa thì kho dự trữ đó ra sao? Kho đầy, các khối mỡ tích tụ và dày lên từng ngày, bạn bị gan nhiễm mỡ. Khi gan quá tải, sự rối loạn chuyển hóa xuất hiện, và rồi mỡ sẽ đóng dày lên ở bụng, rồi má, cằm, đùi, cánh tay, bắp chân… Rồi mỡ xuất hiện trong dòng máu, gọi là máu nhiễm mỡ.

Về lượng đường, khi kho chứa của gan đầy đường, nó sẽ tràn vào máu, lượng đường trong máu sẽ cao lên. Bình thường, đường được chuyển hóa từ thức ăn sẽ hấp thụ vào máu rất nhanh và cũng rất nhanh tạo ra năng lượng. Tuyến tụy tiết ra insulin để bình ổn lượng đường trong máu. Nhưng do lượng đường dư thừa đổ vào trong máu thường xuyên khiến tuyến tụy làm việc cật lực quá mệt mỏi đến mức trơ lỳ trước tín hiệu báo cần tiết insulin, khiến bạn rơi vào tình trạng tiểu đường tuýp 2. Tràn kho dự trữ trong gan gây ra rối loạn chuyển hóa. Thêm vào đó, lượng mỡ, đường dự trữ lâu trong gan sẽ bị hư, trở thành độc tố. Gan bị nhiễm độc bởi chính các thức dự trữ dư thừa này.

Gan là cơ quan có chức năng quan trọng là chuyển hóa và thải độc. Khi bản thân gan bị nhiễm độc do các chất tích tụ gây ra thì các chức năng của gan hoạt động không hiệu quả, khiến rối loạn chuyển hóa và thải độc kém. Toàn cơ thể bạn sẽ bị nhiễm độc. Bạn mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trầm cảm, hay bực bội… và các chứng bệnh lũ lượt kéo tới.

Khái niệm về Autophagy của giải Nobel Y học 2016.

 Khái niệm về Autophagy của giải Nobel Y học 2016.

Giải Nobel Y học về tự thực bào

Giải Nobel Y học 2016 đã thuộc về nhà khoa học người Nhật, Giáo sư Yoshinori Oshumi, với công trình nghiên cứu phát hiện ra cơ chế "tự thực" của tế bào (Autophagy). Phát hiện này đã mở ra những cách hiểu mới về nghiên cứu sinh lý người, trong đó có khả năng thích nghi với cơn đói hoặc phản ứng của cơ thể khi bị viêm nhiễm.
 

Có thể tóm tắt là cơ thể “tự tiêu hóa các phần tử yếu kém trong tế bào” và tiếp đó “tự sản xuất” khoảng 60 - 70% nhu cầu cơ thể. Thế nên ăn càng nhiều thì cơ thể phải tìm cách đẩy ra càng lớn, gan thận càng quá tải.Giải pháp cho vấn đề của bạn – đó chính là BỎ ĐÓI CƠ THỂ, hay gọi là nhịn ăn cách quãng.

Có thể tóm tắt là cơ thể “tự tiêu hóa các phần tử yếu kém trong tế bào” và tiếp đó “tự sản xuất” khoảng 60 - 70% nhu cầu cơ thể. Thế nên ăn càng nhiều thì cơ thể phải tìm cách đẩy ra càng lớn, gan thận càng quá tải.Giải pháp cho vấn đề của bạn – đó chính là BỎ ĐÓI CƠ THỂ, hay gọi là nhịn ăn cách quãng.

Bỏ đói cơ thể sao cho đúng cách

Bỏ đói cơ thể là một cách nhịn ăn ngắt quãng với thời gian nhịn ăn từ 20h tối hôm nay đến 12h trưa ngày mai. Thời gian 16 tiếng nhịn ăn hoàn toàn, với chế độ nước uống chỉ là nước trắng, không pha bất cứ thứ gì trong nước dù là muỗng mật ong, hay vài giọt chanh, hay chút muối hoặc trà, sữa, cà phê... (nếu không, thì coi như việc nhịn ăn xem như phá sản, vì cơ thể ngộ nhận có viện trợ sẽ đóng cửa các hoạt động dự trữ, đề kháng).

Bữa ăn đầu tiên trong ngày chính là bữa ăn lúc sau 12 giờ trưa. Bữa ăn này rất quan trọng. Nên ăn thoải mái, đầy đủ chất mà không cần phải hạn chế hay kiêng khem gì cả. (Tinh bột cần thiết cho sự phát triển của não. Đạm cần cho sự tăng trưởng cơ. Chất béo giúp hấp thụ các vitamin chỉ hòa tan trong dầu mỡ như A, D, E, K).

Thời gian ban đêm, cơ quan tiêu hóa cần được nghỉ ngơi để cơ thể tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống sinh tồn. Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế này:

 - Từ 8h - 12h đêm, dạ dày tiêu hóa các thức ăn trong ngày. Từ 12h – 4h sáng, gan, mật, tụy sẽ chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn này. Chất lỏng được đẩy qua thận để xử lý. Chất rắn, béo, đường được giải quyết ở gan, mật, tụy.

- Từ 5 - 7h sáng, bạn có nhu cầu bài tiết, đó là khi chất lỏng và chất rắn đã được xử lý xong, cần tống ra khỏi cơ thể. Bạn đi tiểu và nên đi cầu. Theo thông lệ, bạn có nhu cầu nạp năng lượng mới bằng bữa ăn.

Thế nhưng, buổi sáng, lẽ ra sẽ ăn, chúng ta lại cần nhịn. Lúc này cơ thể không được nạp dinh dưỡng mới, lập tức hệ thống tự động của cơ thể báo động cần cứu, nên kho dự trữ sẽ mở ra để cứu đói. Thời điểm này là cơ hội để bạn sử dụng kho dự trữ gồm mỡ và đường từ gan để tạo ra năng lượng duy trì các hoạt động của cơ thể, trong đó mỡ đốt cháy ở mức độ 95%, đường “super” là đường dự trữ, đường nâu - glycogen ở mức 5%. Đường dự trữ này không đi trực tiếp vào máu tạo năng lượng như đường glucose mà nó được giải phóng chỉ để đốt cháy mỡ.  Mỡ được đốt cháy hay còn gọi là được chuyển hóa tạo ra năng lượng.Bỏ đói cơ thể ít ngày, bạn sờ bụng mình sẽ thấy mềm và nhỏ lại nhờ số mỡ thừa đã được đốt cháy kha khá.

Cơ thể thông minh như vậy mà cũng hoạt động rất máy móc – chỉ mở kho dự trữ để cứu khi không có nguồn cung cấp. Nhưng trong giai đoạn cơ thể đang chạy bằng nguồn dự phòng, nếu bạn chỉ lỡ nếm một chút xíu đồ có đường, muối hoặc thức ăn thì dù là không phải bạn thực sự dùng bữa, nhưng ngay lập tức thông tin có hoạt động “nạp” được truyền ngay lên não. Đương nhiên, lúc này não hiểu là có “viện trợ”, thế là hoạt động cứu trợ ngưng lại, kho lưu trữ đóng cửa. Bạn cảm giác thấy bủn rủn tay chân, choáng váng, cồn cào đói vì thiếu năng lượng.

Xin lưu ý là kho dự trữ chỉ được mở sau khoảng 12 tiếng tính từ bữa ăn cuối cùng ngày hôm trước. Bạn ăn bữa cuối lúc 8h tối thì kho dự trữ bắt đầu mở ra lúc 8h sáng. Bạn cần nhịn luôn đến 12h trưa, và bạn sẽ có 4 tiếng cho việc giải phóng mỡ, đường dự trữ.

Sau 12 tiếng từ bữa ăn gần nhất, cơ thể bắt đầu đốt mỡ. Cứ thêm 1 tiếng thì lượng mỡ bị đốt sẽ được gia tăng thêm. Lượng mỡ được tiêu hao ở mức cao nhất nếu thời gian đốt mỡ đạt mức 12 tiếng (tức là thời gian bỏ đói là 24 tiếng), nhưng chúng tôi không khuyến nghị điều này. Dục tốc bất đạt! Ngoài nhu cầu tiêu mỡ giảm cân, chúng ta còn những mục tiêu sống khác nữa. Nên mỗi ngày thời gian chỉ cần 4 tiếng là đủ. Thực hiện đều đặn hằng ngày. Chẳng mấy chốc kho dự trữ mỡ thừa sẽ hết.                   

Để việc bỏ đói cơ thể thuận lợi nhất, bạn cần nghiêm túc thực hiện việc chườm gan, hớp không khí, uống nước CHILI hằng ngày. Và đừng quên là phải ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem gì cả, cung cấp cho cơ thể đủ chất nhé. Giờ thì bạn không ngạc nhiên khi chứng kiến các học viên của Thập Chỉ Liên Tâm hoàn toàn tỉnh táo và không hề thèm ăn hay mệt mỏi khi họ thực hiện kỹ thuật bỏ đói cơ thể rồi nhé.

Để việc bỏ đói cơ thể thuận lợi nhất, bạn cần nghiêm túc thực hiện việc chườm gan, hớp không khí, uống nước CHILI hằng ngày. Và đừng quên là phải ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem gì cả, cung cấp cho cơ thể đủ chất nhé. Giờ thì bạn không ngạc nhiên khi chứng kiến các học viên của Thập Chỉ Liên Tâm hoàn toàn tỉnh táo và không hề thèm ăn hay mệt mỏi khi họ thực hiện kỹ thuật bỏ đói cơ thể rồi nhé.

Phương pháp bỏ đói cơ thể, do đó nên được áp dụng cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, dị ứng, viêm gan, hen suyễn, thoái hóa cột sống, thấp khớp, gút, ung thư.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top