Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ẩu đả thời hiện đại dùng vũ khí Trung cổ?

Truyền thông Ấn Độ mô tả loại gậy nghi Trung Quốc sử dụng trong cuộc ẩu đả ở biên giới hồi đầu tuần là "vũ khí thời Trung cổ", có sức sát thương lớn.

<div> <p><strong>Đụng độ tr&ecirc;n cao điểm 4.000 m&nbsp;</strong></p> <p>Cuộc đụng độ g&acirc;y chết người đầu ti&ecirc;n giữa Trung Quốc v&agrave; Ấn Độ sau 45 năm bắt đầu khi một đội tuần tra của Ấn Độ chạm tr&aacute;n với qu&acirc;n đội Trung Quốc tr&ecirc;n sườn n&uacute;i hẹp ở độ cao khoảng 4.300m tại thung lũng Galwan, v&ugrave;ng Ladakh, nơi cả cả 2 nước đều tuy&ecirc;n bố chủ quyền.</p> <p>Theo thỏa thuận trước đ&oacute; v&agrave;i ng&agrave;y, binh sỹ Trung Quốc phải r&uacute;t lui khỏi khu vực n&agrave;y. Tuy nhi&ecirc;n, khi đội tuần tra của Ấn Độ tới nơi, họ ph&aacute;t hiện những chiếc lều d&atilde; chiến c&ugrave;ng khoảng 100 l&iacute;nh Trung Quốc vẫn đ&oacute;ng tại đ&acirc;y.&nbsp;</p> <p>Binh sỹ Ấn Độ một mực y&ecirc;u cầu l&iacute;nh Trung Quốc rời đi v&agrave; bắt đầu dỡ lều của họ. L&iacute;nh Trung Quốc bắt đầu phản ứng dữ dội.&nbsp;</p> <figure class="expNoEdit"><img alt="Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ẩu đả thời hiện đại dùng vũ khí Trung cổ? - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/20/img-vtcnew-com-vn_trungan1fhia-13381729.jpg" /> <figcaption> <p>Binh l&iacute;nh Ấn Độ tại một chốt kiểm so&aacute;t gần Đường Kiểm so&aacute;t Thực tế (LAC) với Trung Quốc. (Ảnh: BBC)</p> </figcaption> </figure> <p>Do thỏa thuận song phương năm 1996 quy định 2 b&ecirc;n kh&ocirc;ng được d&ugrave;ng s&uacute;ng khi đụng độ, binh l&iacute;nh 2 b&ecirc;n lao v&agrave;o ẩu đả tay đ&ocirc;i.&nbsp;Sau đ&oacute;, một sỹ quan chỉ huy Ấn Độ bị đẩy khỏi sườn n&uacute;i hẹp v&agrave; rơi xuống, tử nạn.&nbsp;</p> <p>Cuộc ẩu đả leo thang khi 2 b&ecirc;n gọi th&ecirc;m chi viện. Qu&acirc;n tiếp viện của Ấn Độ được điều động tới từ một đồn qu&acirc;n sự c&aacute;ch đ&oacute; khoảng 4 km. Về phần m&igrave;nh, Trung Quốc cũng gọi th&ecirc;m qu&acirc;n với số lượng đ&ocirc;ng đảo hơn đối phương. Họ mặc đồ bảo hộ v&agrave; mang theo đ&aacute;, gậy quấn đinh hoặc d&acirc;y th&eacute;p gai.&nbsp;</p> <p>600 binh sỹ 2 b&ecirc;n đối đầu với nhau trong b&oacute;ng đ&ecirc;m gần 6 giờ đồng hồ. Hầu hết c&aacute;c trường hợp thiệt mạng l&agrave; những người l&iacute;nh bị rơi xuống v&ugrave;ng nước chảy xiết với nhiệt độ nước dưới 0 độ C. Trong khi đ&oacute;, truyền th&ocirc;ng Ấn Độ cho biết thi thể của c&aacute;c binh sỹ thiệt mạng qua đời c&oacute; nhiều thương t&iacute;ch v&agrave; vết bầm dập tr&ecirc;n người.&nbsp;</p> <p>Trong khi Trung Quốc kh&ocirc;ng cập nhật chi tiết về diễn biến, vũ kh&iacute; m&agrave; 2 b&ecirc;n sử dụng trong cuộc tấn c&ocirc;ng, giới chức Ấn Độ c&aacute;o buộc l&iacute;nh Trung Quốc d&ugrave;ng gậy sắt gắn đinh để đ&aacute;nh đập qu&acirc;n Ấn Độ.&nbsp;</p> <p><em>&quot;Họ đ&aacute;nh đập l&iacute;nh ch&uacute;ng t&ocirc;i bằng gậy sắt quấn d&acirc;y th&eacute;p gai hoặc gậy tre gắn đinh. L&iacute;nh ch&uacute;ng t&ocirc;i chỉ chống trả bằng tay kh&ocirc;ng&quot;</em>, một quan chức cấp cao của qu&acirc;n đội Ấn Độ n&oacute;i với đ&agrave;i <em>BBC.&nbsp;</em></p> <p><strong>Đối đầu thời hiện đại bằng vũ kh&iacute; Trung cổ?</strong></p> <p>Mạng x&atilde; hội Ấn Độ những ng&agrave;y qua cũng x&ocirc;n xao trước bức ảnh <em>BBC</em> đăng tải m&agrave; h&atilde;ng n&agrave;y n&oacute;i nhận được từ một quan chức cấp cao Ấn Độ phụ tr&aacute;ch vấn đề bi&ecirc;n giới với Trung Quốc.&nbsp;</p> <p><em>BBC</em>&nbsp;cho biết th&ecirc;m rằng vị quan chức tr&ecirc;n khẳng định đ&acirc;y l&agrave; vũ kh&iacute; m&agrave; Trung Quốc sử dụng trong vụ đụng độ tại bi&ecirc;n giới với Ấn Độ h&ocirc;m 15/6.&nbsp;</p> <figure class="expNoEdit"><img alt="Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ẩu đả thời hiện đại dùng vũ khí Trung cổ? - 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/20/img-vtcnew-com-vn_gay-13394643.png" /> <figcaption> <p>H&igrave;nh ảnh vũ kh&iacute; sử dụng trong vụ ẩu đả được BBC đăng tải.&nbsp;</p> </figcaption> </figure> <p><em>&ldquo;Những c&acirc;y gậy gắn đinh n&agrave;y được binh sỹ Ấn Độ tại thung lũng Galwan chụp lại. Trung Quốc đ&atilde; sử dụng ch&uacute;ng để tấn c&ocirc;ng đội tuần tra của Ấn Độ v&agrave; giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ. Phải l&ecirc;n &aacute;n sự man rợ n&agrave;y. Đ&acirc;y l&agrave; c&ocirc;n đồ chứ kh&ocirc;ng phải l&iacute;nh&quot;,</em> nh&agrave; ph&acirc;n t&iacute;ch qu&acirc;n sự Ấn Độ Ajai Shukla đăng tr&ecirc;n Twitter khi chia sẻ lại bức ảnh.&nbsp;</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, k&ecirc;nh <em>India TV</em> dẫn nguồn tin từ Tổng h&agrave;nh dinh qu&acirc;n đội Ấn Độ n&oacute;i bức ảnh n&agrave;y l&agrave; giả, d&ugrave; kh&ocirc;ng phủ nhận th&ocirc;ng tin Trung Quốc d&ugrave;ng gậy sắt quấn đinh để tấn c&ocirc;ng binh sỹ nước n&agrave;y.&nbsp;</p> <p>Trong cuộc phỏng vấn với<em> Telegraph,</em> c&aacute;c b&aacute;c sỹ kh&aacute;m nghiệm tử thi cho c&aacute;c binh sỹ thiệt mạng h&ocirc;m 16/5 cũng n&oacute;i rằng c&aacute;c vết thương của họ ph&ugrave; hợp thương t&iacute;ch g&acirc;y ra bởi c&aacute;c loại vũ kh&iacute; gắn đinh hoặc d&acirc;y th&eacute;p gai.&nbsp;</p> <p>Ngo&agrave;i 20 l&iacute;nh chết sau vụ đụng độ, 76 l&iacute;nh Ấn Độ bị thương, trong đ&oacute; 18 người bị thương nghi&ecirc;m trọng.</p> <p>Theo <em>Economic Times</em>, thứ vũ kh&iacute; m&agrave; Trung Quốc sử dụng - gậy gắn đinh hay d&acirc;y th&eacute;p gai - tương tự như c&aacute;c vũ kh&iacute; được d&ugrave;ng trong Thế chiến I, khi m&agrave; c&aacute;c b&ecirc;n tham chiến sử dụng c&aacute;c vũ kh&iacute; th&ocirc; sơ từ thời trung cổ để tấn c&ocirc;ng đối phương.&nbsp;</p> <p>Những vũ kh&iacute; như vậy, bao gồm gậy gắn mũi nhọn, d&acirc;y th&eacute;p gai hoặc mũi dao được thiết kế để g&acirc;y ra s&aacute;t thương nghi&ecirc;m trọng.&nbsp;</p> <p>Theo c&aacute;c b&aacute;o c&aacute;o, qu&acirc;n đội Trung Quốc từng d&ugrave;ng gậy quấn d&acirc;y th&eacute;p gai trong cuộc đụng độ với Ấn Độ hồi th&aacute;ng 4 ở Hồ Pangong. Nhiều l&iacute;nh Ấn Độ bị thương nặng sau cuộc đối đầu n&agrave;y.&nbsp;</p> <figure class="expNoEdit"><img alt="Xung đột biên giới Ấn-Trung: Ẩu đả thời hiện đại dùng vũ khí Trung cổ? - 3" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/20/img-vtcnew-com-vn_trung-an-15222965.jpg" /> <figcaption> <p>L&iacute;nh Trung Quốc v&agrave; Ấn Độ tại điểm n&oacute;ng bi&ecirc;n giới.</p> </figcaption> </figure> <p>B&aacute;o c&aacute;o n&agrave;y khẳng định Trung Quốc sử dụng c&aacute;c loại vũ kh&iacute; n&agrave;y họ tin rằng những c&acirc;y gậy s&aacute;t thương m&agrave; họ d&ugrave;ng kh&ocirc;ng hề vi phạm thỏa thuận kh&ocirc;ng được d&ugrave;ng s&uacute;ng.&nbsp;</p> <p>Theo tờ <em>Medium,</em> trong cuộc đối đầu hồi th&aacute;ng 4, binh sỹ Ấn Độ đ&atilde; hết sức ngạc nhi&ecirc;n với loại vũ kh&iacute; kỳ qu&aacute;i m&agrave; Trung Quốc sử dụng.&nbsp;</p> <p>Sau thương vong lớn hồi đầu tuần, Ấn Độ được cho l&agrave; đang trang bị c&aacute;c bộ &quot;gi&aacute;p&quot; chống bạo động, được gia cố bằng vật liệu polycarbonate cho c&aacute;c binh sỹ bảo vệ họ trước c&aacute;c cuộc tấn c&ocirc;ng bằng đ&aacute; hay vũ kh&iacute; sắc nhọn.&nbsp;</p> <p>L&ocirc; h&agrave;ng đầu ti&ecirc;n với 500 bộ được vận chuyển tới thị trấn Leh, v&ugrave;ng Ladakh h&ocirc;m 18/6, trước khi được chuyển tới tay c&aacute;c binh sỹ tuần tra dọc theo Đường Kiểm so&aacute;t Thực tế (LAC).</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vtc.vn
Khám phá nơi chôn cất hoàng đế Napoleon

Khám phá nơi chôn cất hoàng đế Napoleon

Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông được Vua Louis-Philippe chuyển tới điện Invalides (Paris, Pháp) năm 1840. Mộ của vị hoàng đế nổi tiếng được làm bằng đá hoa cương, hình yên ngựa cách điệu.
back to top