Xuất khẩu năm 2021: Phải tận dụng những cơ hội hiếm hoi

Mấu chốt thúc đẩy xuất khẩu năm 2021 là cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại để kịp thời khắc phục và tận dụng các cơ hội đang rộng mở.

<div> <div class="col"> <div class="text-long"> <p>Năm 2020, Việt Nam đạt kết quả xuất si&ecirc;u đầy ấn tượng tr&ecirc;n 19 tỷ USD. Tiếp nối kỳ t&iacute;ch n&agrave;y, năm 2021, ng&agrave;nh C&ocirc;ng Thương đặt mục ti&ecirc;u phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu&nbsp;(XK) tăng khoảng 4-5% so với năm 2020, c&aacute;n c&acirc;n thương mại tiếp tục duy tr&igrave; đ&agrave; xuất si&ecirc;u.</p> <p><em><strong>Khắc phục nhiều tồn tại</strong></em></p> <p>D&ugrave; vậy, XK của Việt Nam năm 2021 c&ograve;n phụ thuộc v&agrave;o triển vọng của kinh tế thế giới, khi khống chế được dịch Covid-19 c&ugrave;ng h&agrave;ng loạt giải ph&aacute;p về thị trường XK. Mấu chốt trong năm 2021 cũng như thời gian xa hơn l&agrave; phải nh&igrave;n thẳng v&agrave;o những hạn chế, tồn tại để kịp thời khắc phục, th&uacute;c đẩy XK h&agrave;ng h&oacute;a mạnh mẽ, bền vững hơn.</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div> <article> <div><picture><img alt="Giá trị XK của khối FDI đã giảm nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị XK cả nước." src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/15/media-vov-vn_san-xuat-1611794893.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Gi&aacute; trị XK của khối FDI đ&atilde; giảm nhưng vẫn chiếm tr&ecirc;n 64% tổng gi&aacute; trị XK cả nước.</figcaption> </figure> <p>Nh&igrave;n nhận về c&ocirc;ng t&aacute;c XK trong năm 2021, &ocirc;ng Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, năm 2021, XK h&agrave;ng dệt may vẫn tiếp tục gặp kh&oacute; khăn bởi giai đoạn sau đại dịch, thu nhập của người d&acirc;n c&ograve;n rất kh&oacute; khăn. Dự kiến, với khả năng kịch bản dịch bệnh được kiểm so&aacute;t tốt hơn tr&ecirc;n thế giới, Việt Nam c&oacute; thể XK khoảng 37-38 tỷ USD trong năm 2021.</p> <p>&ldquo;Nh&igrave;n ở tầm d&agrave;i hơi, dệt may Việt Nam sẽ ở trong t&acirc;m thế vượt kh&oacute; năm 2021, năm 2022, thậm ch&iacute; năm 2023. Đến cuối qu&yacute; III/2023, nếu Covid-19 được kiểm so&aacute;t th&igrave; sẽ về trạng th&aacute;i b&igrave;nh thường của năm 2019. C&aacute;c FTA, nhất l&agrave; EVFTA, RCEP, CPTPP đang c&oacute; kết cấu thị trường tương đối tốt&rdquo;, &ocirc;ng Giang t&iacute;nh to&aacute;n.</p> <p>C&oacute; thể thấy, thời gian qua c&ocirc;ng t&aacute;c XK vẫn c&ograve;n kh&ocirc;ng &iacute;t tồn tại, kh&oacute; khăn. Điển h&igrave;nh như, mức độ đa dạng h&oacute;a thị trường của một số mặt h&agrave;ng thuộc nh&oacute;m n&ocirc;ng sản, thuỷ sản chưa cao. Nhiều mặt h&agrave;ng d&ugrave; đ&atilde; được nước ngo&agrave;i giảm thuế về 0% nhưng một số n&ocirc;ng sản của Việt Nam vẫn chưa được ph&eacute;p NK v&agrave;o một số thị trường.</p> <p>Mặc d&ugrave; tỷ trọng gi&aacute; trị XK của khối FDI đ&atilde; giảm trong thời gian qua nhưng vẫn chiếm tr&ecirc;n 64% tổng gi&aacute; trị XK cả nước. Do sản xuất v&agrave; XK của khối n&agrave;y phụ thuộc rất mạnh v&agrave;o chuỗi cung ứng khu vực v&agrave; to&agrave;n cầu, n&ecirc;n mỗi khi c&oacute; biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng, XK của Việt Nam sẽ chịu t&aacute;c động mạnh.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, dưới t&aacute;c động của xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại v&agrave; dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tr&ecirc;n to&agrave;n thế giới đ&atilde; l&agrave;m thay đổi cấu tr&uacute;c c&aacute;c chuỗi cung ứng to&agrave;n cầu. C&aacute;c nước, nhất l&agrave; Mỹ v&agrave; phương t&acirc;y tăng cường c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng vệ thương mại, bảo vệ mậu dịch&hellip;</p> <p>Theo b&agrave; Phan Thị Thanh Xu&acirc;n, Ph&oacute; Chủ tịch ki&ecirc;m Tổng Thư k&yacute; Hiệp hội Da-Gi&agrave;y-T&uacute;i x&aacute;ch Việt Nam, da gi&agrave;y l&agrave; một trong những ng&agrave;nh tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. XK ng&agrave;nh da, gi&agrave;y, t&uacute;i x&aacute;ch sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 nếu t&igrave;nh h&igrave;nh dịch Covid-19 được kiểm so&aacute;t tốt.</p> <p>&ldquo;Từ đại dịch Covid-19 cho thấy việc đứt g&atilde;y chuỗi cung g&acirc;y ảnh hưởng cực kỳ nghi&ecirc;m trọng tới sản xuất, buộc to&agrave;n ng&agrave;nh phải nh&igrave;n nhận lại chiến lược. Nếu phụ thuộc qu&aacute; nhiều v&agrave;o NK nguy&ecirc;n phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung DN sẽ rất bị động. Thời gian sắp tới l&agrave; cơ hội rất tốt để to&agrave;n ng&agrave;nh v&agrave; Ch&iacute;nh phủ thiết lập lại ch&iacute;nh s&aacute;ch mạnh hơn cho ph&aacute;t triển c&ocirc;ng nghiệp hỗ trợ. Việt Nam phải chớp lấy cơ hội n&agrave;y để ph&aacute;t triển sản xuất nguy&ecirc;n phụ liệu ở Việt Nam&rdquo;, b&agrave; Xu&acirc;n nhận định.</p> <p><em><strong>Nhiều lợi thế tiếp tục được khai th&aacute;c</strong></em></p> <p>Để duy tr&igrave; tăng trưởng kim ngạch XK năm 2021, Bộ C&ocirc;ng Thương x&aacute;c định sẽ tiếp tục tổ chức khai th&aacute;c, tận dụng cơ hội từ c&aacute;c FTA để t&igrave;m giải ph&aacute;p ph&aacute;t triển thị trường v&agrave; th&aacute;o gỡ r&agrave;o cản để th&acirc;m nhập c&aacute;c thị trường mới; tiếp tục theo d&otilde;i s&aacute;t sao diễn biến của đại dịch Covid-19 tr&ecirc;n thế giới để c&oacute; c&aacute;c biện ph&aacute;p ứng ph&oacute; kịp thời.</p> <p>Cơ sở cho những mục&nbsp;ti&ecirc;u n&agrave;y l&agrave; sang năm 2021, XK của Việt Nam c&oacute; sự hỗ trợ t&iacute;ch cực từ c&aacute;c FTA thế hệ mới như CPTPP; EVFTA đ&atilde; trải qua giai đoạn thực thi ban đầu, với ưu đ&atilde;i về thuế quan v&agrave; c&aacute;c điều kiện tiếp cận thị trường mở ra cơ hội đẩy mạnh XK c&aacute;c mặt h&agrave;ng Việt Nam c&oacute; lợi thế sang thị trường c&aacute;c nước th&agrave;nh vi&ecirc;n. Ngo&agrave;i ra, năm 2021 cũng kỳ vọng sự dịch chuyển luồng đầu tư của c&aacute;c DN FDI từ c&aacute;c nước trong khu vực sang Việt Nam, định vị lại chuỗi cung ứng cũng như tận dụng c&aacute;c ưu đ&atilde;i mang lại từ c&aacute;c FTA m&agrave; Việt Nam đ&atilde; k&yacute; kết.</p> <p>Một trong những giải ph&aacute;p điển h&igrave;nh nhằm th&uacute;c đẩy XNK năm nay được Bộ C&ocirc;ng Thương nhắc tới l&agrave; củng cố v&agrave; mở rộng thị trường XK, tận dụng tối đa lợi thế từ c&aacute;c FTA m&agrave; Việt Nam đ&atilde; tham gia k&yacute; kết; đa dạng h&oacute;a thị trường XNK, đặc biệt l&agrave; c&aacute;c thị trường nhỏ v&agrave; thị trường ng&aacute;ch; đa dạng ho&aacute; cơ cấu sản phẩm XK, n&acirc;ng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm XK, ph&aacute;t triển thương hiệu...</p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div> <article> <div><picture><img alt="Năm 2021 và những năm tới sẽ là những năm về cơ bản có được điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ các FTA đã ký kết và sẽ ký kết." src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/15/media-vov-vn_2_96.jpg" /></picture></div> </article> </div> <figcaption>Năm 2021 v&agrave; những năm tới sẽ l&agrave; những năm về cơ bản c&oacute; được điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ c&aacute;c FTA đ&atilde; k&yacute; kết v&agrave; sẽ k&yacute; kết.</figcaption> </figure> <p>Giải ph&aacute;p mấu chốt được triển khai nhằm th&uacute;c đẩy XNK năm 2021 điển h&igrave;nh l&agrave; ưu ti&ecirc;n c&aacute;c hoạt động x&uacute;c tiến XK v&agrave; c&aacute;c thị trường XK sớm kh&ocirc;i phục sau đại địch; củng cố v&agrave; mở rộng thị trường XK, tận dụng tối đa lợi thế từ c&aacute;c FTA m&agrave; Việt Nam đ&atilde; tham gia k&yacute; kết; nắm bắt th&ocirc;ng tin thị trường v&agrave; cảnh b&aacute;o sớm c&aacute;c vấn đề ph&aacute;t sinh ảnh hưởng đến XK của Việt Nam như sự thay đổi ch&iacute;nh s&aacute;ch của nước NK, c&aacute;c r&agrave;o cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh to&aacute;n,...</p> <p>Thứ trưởng Bộ Ngoại giao L&ecirc; Ho&agrave;i Trung cho rằng, năm 2021 để tận dụng tốt cơ hội từ c&aacute;c FTA cần lưu &yacute; nhiều hơn tới c&aacute;c điều khoản li&ecirc;n quan đến lao động cũng như t&iacute;nh cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. &ldquo;Cần phải tiếp tục n&acirc;ng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế, chuẩn bị t&igrave;nh huống diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đầu v&agrave;o cho c&aacute;c ng&agrave;nh sản xuất v&agrave; đầu ra cho XK h&agrave;ng h&oacute;a. Phải l&agrave;m sao ph&aacute;t huy tốt hơn nữa hệ thống Tham t&aacute;n thương mại để thực hiện nhiệm vụ trong t&igrave;nh h&igrave;nh mới&rdquo;, Thứ trưởng L&ecirc; Ho&agrave;i Trung n&oacute;i.</p> <p>Ủy vi&ecirc;n Bộ Ch&iacute;nh trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ C&ocirc;ng Thương Trần Tuấn Anh nhận định, năm 2021 v&agrave; những năm tới sẽ l&agrave; những năm về cơ bản c&oacute; được điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ c&aacute;c FTA đ&atilde; k&yacute; kết v&agrave; sẽ k&yacute; kết; những ch&uacute; trọng ch&iacute;nh s&aacute;ch của Ch&iacute;nh phủ, Đảng, Nh&agrave; nước v&agrave; quyết s&aacute;ch của Ch&iacute;nh phủ trong h&agrave;ng loạt kh&iacute;a cạnh t&aacute;i cơ cấu nền kinh tế, c&aacute;ch ch&iacute;nh s&aacute;ch về an sinh x&atilde; hội, cải c&aacute;ch v&agrave; mở cửa cũng như nỗ lực ho&agrave;n thiện thể chế ph&aacute;p luật,&hellip;</p> <p>&ldquo;Năm 2021 v&agrave; những năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự ph&aacute;t triển, thậm ch&iacute; l&agrave; tăng tốc của Việt Nam trong đ&oacute; c&oacute; cả kh&iacute;a cạnh hội nhập quốc tế v&agrave; XNK. Bộ C&ocirc;ng Thương đ&atilde; x&acirc;y dựng những mục ti&ecirc;u với những kịch bản cụ thể v&agrave; th&ocirc;ng qua cho năm 2021, về cơ bản vẫn duy tr&igrave; xu thế chung trong ph&aacute;t triển kinh tế-x&atilde; hội cũng như thương mại quốc tế&rdquo;, &ocirc;ng&nbsp;Trần Tuấn Anh nhấn mạnh./.</p> </div> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vov.vn
Loạn giá vòng tay trầm hương

Loạn giá vòng tay trầm hương

Gỗ trầm hương được cho là nằm trong “Tứ đại hương mộc” của Việt Nam. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng ngày càng cao trên thị trường, đã có rất nhiều sản phẩm nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan.
back to top