Xuất hiện ca bệnh Zika

(khoahocdoisong.vn) - Hệ thống Giám sát Bệnh Truyền nhiễm Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika, bệnh nhân nam, 25 tuổi (Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Trong khi đó, TPHCM và các tỉnh phía Nam bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.

Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 2775/BYT-DP về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết.

Ngày 20/5/2020, hệ thống Giám sát Bệnh Truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika, bệnh nhân nam, 25 tuổi (Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Bệnh do virus Zika, là bệnh có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết, hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong các năm gần đây. Kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh do virus Zika đầu tiên vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc, số mắc tập trung chủ yếu khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Thai phụ là một trong những đối tượng dễ tiến triển nặng nếu mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: K.Phương

Thai phụ là một trong những đối tượng dễ tiến triển nặng nếu mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: K.Phương

Trong khi đó, sốt xuất huyết đã không còn xuất hiện theo chu kỳ mà gần như lưu hành quanh năm, và càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh khi mùa mưa đến. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, 03 tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong những tuần gần đây, số mắc sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng tại các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TPHCM.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ có cơ địa thừa cân - béo phì cũng thường dễ mắc sốt xuất huyết nặng.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ có cơ địa thừa cân - béo phì cũng thường dễ mắc sốt xuất huyết nặng.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng.

Riêng TPHCM, từ 15 - 21/5 ghi nhận 113 ca bệnh (gồm 72 ca nội trú và 41 ca ngoại trú), số ca mắc trong tuần 21 giảm 9,4% so với trung bình 4 tuần trước (125 ca). Số ca bệnh trong tuần ở quận 3, 6, 9, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp tăng nhẹ so với trung bình 4 tuần trước. Toàn thành phố ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh.

Diệt lăng quăng, diệt muỗi là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: K. Phương

Diệt lăng quăng, diệt muỗi là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: K. Phương

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các đối tượng khi mắc sốt xuất huyết thường tiến triển nặng bao gồm: Trẻ nhũ nhi, trẻ thừa cân - béo phì, phụ nữ mang thai. Nếu chẳng may chúng ta bị sốt 3 ngày trở lên phải nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để xác định bệnh và có phương án điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về uống. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi và loăng quăng.

Theo Tự viết
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top