Xử lý khi hạ kali máu

Kali là một trong nhiều chất điện giải rất cần cho cơ thể, có tác dụng duy trì điện thế ở màng tế bào giúp cho việc dẫn truyền thần kinh cơ được ổn định.

Cẩn trọng khi mắc bệnh

Khi hạ kali máu, cơ thể thường có các biểu hiện như có các cơn co thắt, hô hấp khó, giảm nhu động ruột, đau buốt ở các chi dưới như đùi, cẳng chân…

Theo BS Phạm Thái Nguyên, nguyên cán bộ Bệnh viện 103, hạ kali máu có thể do di truyền, thường xuyên bị theo các chu kỳ, có thể bị khi đang ngủ, nghỉ ngơi…

Trong một số trường hợp khác, hạ kali cấp tính có thể chỉ xảy ra khi cơ thể mất chất điện giải, mệt mỏi, căng thẳng hoặc khi bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, do ăn uống kém chất, bệnh thận hay nội tiết…

Tại một số người, hạ kali máu thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng liệt cơ theo chu kỳ sau đó cơ sẽ bị yếu, bị liệt hoặc tắc ruột, thậm chí gây bệnh lú lẫn. Vì thế, việc kiểm soát cơ thể ở những người có hiện tượng này cần được nâng cao. Với người bệnh bị hạ kali máu thường xuyên cần có thể uống hoặc truyền thuốc bù kali.

Còn người thỉnh thoảng bị không cần dùng thuốc nhưng cần hạn chế các căng thẳng cho cơ thể, nên uống nước bù điện giải sau khi nôn hoặc bị tiêu chảy. Đồng thời, nên chú ý chế độ bù kali thông qua thức ăn như rau xanh, hoa quả… Chuối và hồng xiêm là hai loại quả chứa nhiều kali. Người hay hạ kali nên ăn 1-2 quả này mỗi ngày sau bữa ăn.

Hà Linh (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top