Xử lý khi ăn không tiêu

(khoahocdoisong.vn) - Khi ăn không tiêu cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt sau đó tùy theo loại thực phẩm mà có cách xử lý riêng.

Hỏi: Tôi thường xuyên bị ăn uống không tiêu. Xin KH&ĐS cho biết cách gì đơn giản xử lý khi ăn không tiêu?

Nguyễn Thị Hạnh (Hà Nội)

BS Khánh Hiển, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Trước hết, khi ăn không tiêu cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là mới bị sau bữa ăn 1 - 2 giờ bằng các biện pháp như lấy muối ăn 1 thìa canh (25g) sao qua, pha vào một bát nước sôi cho uống 3 lần, mỗi lần cách nhau chừng 10 phút hoặc dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), bảo bệnh nhân há miệng đưa vào gần cuống họng sẽ nôn ngay hoặc dùng ngón tay ngoáy họng cũng có hiệu quả.

Sau đó, cho uống nước trà đường nóng để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc. Có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Nếu ăn thịt không tiêu, dùng sơn tra 12g sắc uống; Ăn chất bột không tiêu dùng mạch nha 12g, thần khúc 12g sắc uống; Ăn rau sống và hoa quả không tiêu dùng can khương 10g, thần khúc 10g sắc uống; Ăn tôm cá cua không tiêu dùng cành tía tô 12g, trần bì 10 sắc uống; Ăn cá không tiêu dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50g sắc uống; Ăn cả cá và thịt không tiêu dùng tỏi 10g, phèn phi 10g, hai thứ giã nhỏ, pha nước sôi uống; Do ăn thịt lợn dùng hành củ 100g giã nát vắt lấy nước uống; Do ăn thịt dê dùng lá và hạt mướp đắng 100g sắc uống; Do ăn thịt trâu bò dùng tương ăn 100ml hòa với 20ml nước gừng tươi uống; Do ăn thịt gà dùng lá chanh 100g sắc uống; Do ăn thịt chó dùng lá và củ riềng sao, rau má, mỗi thứ 30g sắc uống.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top