Xử lý bệnh nhân vỡ tĩnh mạch phình vị

Chảy máu tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch phình vị có nhiều nguyên nhân, nếu bệnh nhân không phát hiện sớm và được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/xu-ly-benh-nhan-vo-tinh-mach-phinh-vi1.jpg

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân thường có biểu hiện nôn ra máu đỏ tươi, nôn ra ngoài sau máu mới đông, số lượng nhiều, hoa mắt, chóng mặt, mệt nhiều, da xanh niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp giảm, xét nghiệm cấp cứu chỉ số hồng cầu giảm nhiều, huyết sắc tố giảm , mất máu mức độ nặng.

Các  bệnh nhân sẽ được hồi sức tích cực, bù dịch truyền máu, sử dụng các thuốc cầm máu và giảm tiết. Khi huyết động ổn định, bệnh nhân được chỉ định làm nội soi can thiệp cấp cứu, tiêm cầm máu vào tĩnh mạch phình vị bằng dung dịch histoacryl 2 mũi, sau tiêm búi tĩnh mạch xơ cứng và hết chảy máu.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên hạn chế tình trạng uống bia, rượu, những bệnh nhân đã phát hiện xơ gan và đang điều trị thì phải tuân thủ điều trị theo từng đợt, kiểm soát các tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị thường xuyên, cần có những phương pháp điều trị dự phòng chảy máu để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

BS Đinh Văn Tuy 

(Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top