Xu hướng mới trong kiểm soát nhiễm khuẩn H.Pylori ở người

Helicobacter pylori (H.pylori) được xem là yếu tố quan trọng gây viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Phác đồ tiệt trừ Hp phổ biến hiện nay sử dụng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên trên thực tế, phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngày càng hạn chế do tỷ lệ H.pylori kháng thuốc gia tăng hiện nay.

Sử dụng kháng thể IgY

Tình trạng gia tăng đề kháng kháng sinh dẫn tới tăng nhu cầu tìm kiếm các biện pháp điều trị mới. Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản (IRIG) đã nghiên cứu chiết xuất được một kháng thể đặc hiệu từ trứng gà có thể gây tối miễn dịch (IgY). Đây là một liệu pháp miễn dịch mới trong kiểm soát nhiễm H.pylori ở người đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. So với các phương pháp khác, kháng thể IgY có ưu điểm nổi trội về tác dụng đặc hiệu và độ an toàn cao, không gây kháng thuốc.

Trong khi hầu hết những vi sinh vật khác bị chết trong môi trường acid trong dạ dày, thì H.pylori lại có thể tồn tại một cách dai dẳng nhờ có hệ men Urease cực mạnh. Men Urease chiếm tới 15% thành phần protein trong vách tế bào vi khuẩn và đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn và khả năng gây bệnh của H.pylori trong dạ dày.

Các vai trò chính của Urease bao gồm: Phân hủy urease trong thức ăn tạo thành NH3 và CO2. Phản ứng này làm tăng pH tại chỗ trong dạ dày khiến cho vi khuẩn có thể sống sót và tăng trưởng trong môi trường acid dịch vị; Đóng vai trò như một chất bám dính cho phép H.pylori bám vào lớp niêm mạc dạ dày; Giúp vi khuẩn Hp tổng hợp axit amin cần thiết từ NH3; Kích thích sản xuất cytokines gây viêm dạ dày, bảo vệ Hp khỏi sự tiêu diệt của đại thực bào và peroxynitrite.

Do Urease có vai trò quan trọng như vậy trong cơ chế bệnh sinh của H.pylori, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản đã dùng enzyme này làm kháng nguyên để sản xuất kháng thể IgY với tên gọi là OvalgenHP. Kháng thể OvalgenHP sẽ nhận biết và tác động lên H.pylori theo 3 cơ chế sau:

  1. Bám vào và làm ngưng kết pylori khiến cho vi trùng H.pylori không di chuyển phân tán vào trong màng nhầy dạ dày, do đó tăng đào thải vi khuẩn khi dạ dày co bóp.
  2. Giảm hoạt tính của urease tạo môi trường không thuận lợi cho sự sống của pylori trong dạ dày.
  3. Làm biến đổi cấu trúc bề mặt vi khuẩn và làm tăng tính thẩm thấu của vỏ tế bào pylori, qua đó thuốc sẽ ngấm vào trong dễ dàng giúp tăng hiệu quả điều trị của thuốc như kháng sinh, probiotics.

Giải pháp cho vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn H.pylori

Tại Nhật bản và một số nước châu Á, OvalgenHP đã được sử dụng trên 10 năm qua dưới dạng các sản phẩm khác nhau gồm sữa chua, bột hoặc dưới dạng viên nén. Một nghiên cứu tại Nhật Bản được thực hiện bởi Yamane và cộng sự trên người tình nguyện có H.pylori dương tính sử dụng OvalgenHP hàng ngày trong 12 tuần. Trị số UBT và HpSA được đánh giá sau 4, 8 và 12 tuần cho thấy lượng Hp giảm đáng kể so với trước khi điều trị, thậm chí đạt được mức âm tính với khoảng 76% bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tần suất đau của bệnh nhân cũng liên tục giảm trong thời gian nghiên cứu. Những thử nghiệm khác tiến hành tại Nhật Bản, Hàn quốc và Đài loan với OvalgenHP cũng cho thấy hiệu quả tương tự.

Bên cạnh đó, trong tất cả các nghiên cứu kể trên OvalgenHP dung nạp tốt và không có bất cứ biểu hiện tác dụng phụ nào. Do đó OvalgenHP có độ an toàn cao và có thể sử dụng trong thời gian dài để ức chế sự tăng trưởng của H.pylori. Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2016 cho thấy phối hợp kháng thể IgY với kháng sinh làm tăng đáng kể tỷ lệ tiệt trừ H.pylori: 77,78% bệnh nhân sử dụng phác đồ EAC kết hợp OvalgenHP trong 2 tuần  có chỉ số UBT âm tính so với 41,46 % bệnh nhân sử dụng phác đồ EAC đơn thuần trong 2 tuần.

Trong tình hình H.pylori ngày càng trở nên kháng với các loại thuốc thông dụng, việc tìm ra những giải pháp giúp làm tăng hiệu quả kiểm soát nhiễm H.pylori ngày càng được giới chuyên môn và khoa học quan tâm. Kháng thể IgY kháng men urease, với những ưu thế về an toàn, hiệu quả, có thể được ứng dụng phối hợp với thuốc trong ngắn hạn để làm tăng hiệu quả điều trị hoặc dùng dài hạn với liều lượng thấp để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm hoặc tái nhiễm H.pylori. Kháng thể này khi được sử dụng đơn độc cho thấy hiệu quả tốt trên người tình nguyện có H.pylori dương tính trong các nghiên cứu lâm sàng khác nhau, bao gồm ức chế sự xâm lấn của H.pylori trong dạ dày, giảm đau và giảm các chỉ số viêm dạ dày.

Nguyễn Văn Sa

Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top