Xe tăng Đức bị Nga mổ xẻ sau khi tịch thu, phương Tây lo sốt vó?
Phước Hải/ TT&CS (Theo Sohu)
Theo một cuộc điều tra nguồn mở của Defense News, Nga đã vận chuyển một chiếc xe tăng Leopard của Ukraine bị thu giữ sâu vào nội địa của mình để tháo rời và phân tích các bộ phận.
chia sẻ
Nga đã tịch thu xe tăng Đức còn nguyên vẹn trên chiến trường Ukraine khiến phương Tây lo lắng liệu công nghệ hiện đại có rơi vào tay Moscow. Ảnh: Army Recognition.
Hình ảnh vệ tinh, đoạn phim do truyền thông Nga công bố, và các thông tin nguồn mở khác đã xác định chính xác vị trí của chiếc xe tăng 2A6 bị thu giữ. Nhà máy sản xuất xe tăng mang tên Ural được biết đến là nhà sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới, đã hoạt động từ thời Thế chiến II. Ảnh: Military Watch.
Nhà máy này đã sản xuất hơn 100.000 xe tăng. Ngoài ra, nhà máy còn tham gia sản xuất các mẫu xe tăng hiện đại nhất của Nga như T-90M, T-14 Armata và nâng cấp T-72B3M. Ảnh: Bulgarian Military.
Trong quá trình vận chuyển, các công nhân đã kéo tấm bạt chống nước che phủ chiếc xe tăng. Chiếc xe tăng bị thu giữ trông có vẻ vẫn trong tình trạng tốt. Ở bên cạnh tháp pháo có thể nhìn thấy lưới thép chống máy bay không người lái – thường được gọi là “lồng chống UAV”. Ảnh: Steel Front.
Loại giáp bổ sung này đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên chiến trường Ukraine, nhằm bảo vệ xe khỏi các máy bay không người lái cảm tử mang đầy chất nổ có thể phá hủy xe bọc thép nếu chúng chạm vào điểm yếu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.
Hiện tại vẫn chưa rõ chiếc xe tăng Leopard này bị Quân đội Nga tịch thu vào thời gian và địa điểm cụ thể nào. Onyx, trang web điều tra mã nguồn mở của Hà Lan, chuyên theo dõi thiệt hại trên chiến trường trong cuộc chiến tại Ukraine, đã xác nhận Lực lượng Vũ trang Ukraine đã mất tổng cộng 13 chiếc Leopard 2A6. Trong số đó, 7 chiếc đã bị phá hủy, số còn lại bị hư hại. Ảnh: The Drive.
Đức đã viện trợ tổng cộng 18 chiếc Leopard 2A6, cùng với 3 chiếc từ Bồ Đào Nha, vì vậy thiệt hại này có thể coi là rất nghiêm trọng. Ảnh: RT.
Trước việc thu giữ được các xe tăng phương Tây, truyền thông Nga đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp xe tăng phương Tây đang lo lắng về việc các công nghệ bí mật rơi vào tay Moscow. Hãng thông tấn RIA Novosti nhận định: “Việc xe tăng Đức không thành công trên chiến trường Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng xuất khẩu của ngành công nghiệp xe bọc thép Đức”. Ảnh: RT.
Mặc dù đã ra đời hơn 20 năm, Leopard 2A6 do Đức sản xuất vẫn được coi là một dòng xe tăng chủ lực hiện đại và hiệu quả. Các ưu điểm của nó so với xe tăng Nga bao gồm khả năng bảo vệ kíp lái tốt hơn, hệ thống pháo và điều khiển hỏa lực tiên tiến, loại giáp khác biệt, loại đạn sử dụng, và cả động cơ mạnh mẽ, hiệu quả. Ảnh: Politico.
Mặc dù một số thông tin đã được hãng thông tấn Nga phản hồi, hiện vẫn chưa rõ liệu những chiếc xe tăng được vận chuyển từ Đức sang Ukraine có chứa các công nghệ nhạy cảm hơn so với những xe tăng được sản xuất để xuất khẩu sang các quốc gia khác hay không. Ảnh: Getty Images.
Một số nhà phân tích lo ngại rằng, vì những chiếc xe tăng này đến từ kho dự trữ của Lực lượng Vũ trang Liên bang Đức (Bundeswehr), chúng có thể được trang bị các hệ thống đặc biệt tiên tiến. Tuy nhiên, nhà sản xuất xe tăng KNDS (Krauss-Maffei Wegmann-Nexter) nói với Defense News rằng họ không lo lắng về việc Nga có thể nắm giữ công nghệ của mình. Ảnh: Sputnik.
“Việc sao chép không dễ dàng, và dù sao thì Nga có thể đã nắm được nhiều thông tin”, một phát ngôn viên của công ty cho biết trong cuộc phỏng vấn. Nhà sản xuất vũ khí này cũng làm rõ rằng không có cái gọi là “phiên bản xuất khẩu” của xe tăng, mà các đơn đặt hàng được thiết kế riêng theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ảnh: Sputnik.
Người phát ngôn, yêu cầu giấu tên, không thể xác nhận liệu các xe tăng này có chứa công nghệ nhạy cảm đặc biệt từ Quân đội Đức hay không, hoặc liệu chúng đã được chỉnh sửa trước khi chuyển giao cho Ukraine. “Người Nga có thể tìm hiểu được một số điều, nhưng cụ thể là gì thì rất khó nói”, người phát ngôn kết luận. Ảnh: Topwar.
Lực lượng Vũ trang Đức không đưa ra phản hồi kịp thời để làm rõ và bình luận về tình trạng cụ thể của xe tăng Leopard 2A6. Ảnh: Getty Images.
Đây không phải là chiếc Leopard 2A6 đầu tiên bị Nga thu giữ. Vào tháng 4, Nga đã công bố cảnh quay một chiếc xe tăng không có bánh xích đang được phân tích trong lều dã chiến. Tuy nhiên, chiếc xe tăng gần đây được đưa ra ánh sáng dường như trong tình trạng tốt hơn nhiều, có thể cung cấp cho Nga những thông tin mà trước đó họ không thể tiếp cận. Ảnh: Getty Images.
Một nhóm quân nhân thuộc Lữ đoàn Tổng thống của Lực lượng Vũ trang Ukraine, trực thuộc Phủ Tổng thống, đã đầu hàng binh lính Nga gần Velikaya Novoselka.
Tại khu vực Kursk , khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, mặt đất bắt đầu đóng băng, giai đoạn bùn lầy cũng dần kết thúc. Điều này khiến các cuộc chiến không còn chỉ giới hạn trên đường bộ mà đã lan rộng ra các cánh đồng.
Vấn đề tăng cường hiện diện quân sự của Quân đội Nga ở Syria sẽ do chính phủ mới của Syria quyết định; hiện tại, cả hai căn cứ quân sự của Nga đều đang trong tình trạng “lấp lửng”.
Một trong những sản phẩm tiên tiến là tên lửa hành trình M-500 Barracuda của Tập đoàn Anduril Industries, được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện tác chiến chính xác trong chiến tranh hiện đại.
Theo báo Izvestia, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, trong một cuộc phỏng vấn cho biết rằng tình hình ở Kursk sắp được giải quyết, thời gian còn lại không nhiều.
Kênh Rybar của Nga đưa tin về các trận đánh trên đường phố ở Kurakhove để giành nhà máy sản xuất thang máy, phía bắc Trường số 5 và các tòa nhà nhiều tầng. Quân Ukraine chỉ còn bám trụ 1/4 thành phố ở khu vực nhà máy nhiệt điện.
Tình hình Syria diễn biến quá nhanh, Tướng Nga chỉ huy liên quân phản công quân nổi dậy thất bại, quân Chính phủ Syria mất thêm 4 tỉnh; nhiều đơn vị thiết giáp và lực lượng đặc biệt của Syria đầu hàng.
Tình hình ở miền Nam Syria tiếp tục leo thang căng thẳng sau khi phiến quân HTS liên tục mở rộng địa bàn kiểm soát của họ. Sau khi chiếm được thành phố quan trọng chiến lược Hama, phiến quân HTS bắt đầu chuẩn bị tấn công vào Homs.
Tinh gọn bộ máy hành chính là một xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, giảm lãng phí, và tăng cường chất lượng dịch vụ công.