Xe nhập đạt kỷ lục, xe nội bị cạnh tranh mạnh

(khoahocdoisong.vn) - Nguồn cung dư thừa đang gây sức ép lớn lên khả năng tiêu thụ của xe lắp ráp trong nước và cả xe nhập khẩu.

Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2019 có trên 15.000 xe nguyên chiếc mở tờ khai hải quan để vào thị trường Việt Nam. Đây là lượng xe nhập kỷ lục về Việt Nam trong một tháng. Tuy nhiên, sang tháng 11, lượng xe nhập khẩu bắt đầu giảm nhẹ. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 11/2019 đạt 12.000 chiếc, trị giá 247 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với tháng 10.

Lượng xe nhập trong hai tháng qua đã đưa xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam năm 2019 đang áp sát mức kỷ lục cả về lượng và giá trị. Tổng số xe nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong 11 tháng của năm 2019 đạt 135.250 chiếc, trị giá 2,89 tỷ USD, tăng 101,3% về lượng và tăng 93% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ô tô trong năm 2019 được dự đoán sẽ đạt 3,4 tỷ USD.

Theo các chuyên gia thị trường, xe nhập khẩu chủ yếu là các dòng miễn thuế từ ASEAN. Các dòng xe này tiếp tục vào Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung tại thị trường vẫn đang dư thừa sẽ gây khó cho các dòng xe lắp ráp trong nước. Trong khi doanh số tiêu thụ của xe nhập khẩu vẫn tăng trưởng mạnh thì doanh số bán ra của xe lắp ráp trong nước giảm sút dù các hãng xe và đại lý đã phải liên tục giảm giá để kích cầu.

Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước có xu hướng giảm doanh số. Tính tổng 10 tháng đầu năm, trong tổng số 246.624 chiếc xe được tiêu thụ tại Việt Nam, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt tới con số 106.138, tăng 118% trong khi xe lắp ráp trong nước giảm 12% với 153.144 chiếc được tiêu thụ.

Mặc dù khoảng cách doanh số giữa các dòng xe lắp ráp và xe nhập khẩu được rút ngắn so với trước. Xe lắp ráp trong nước được nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, với lượng xe nhập khẩu ồ ạt, phong phú về chủng loại và chất lượng thì xe nhập vẫn là một trong những ưu tiên lựa chọn của khách hàng Việt Nam.

Hiện tại, không chỉ các mẫu xe lắp ráp trong nước ở các phân khúc xe giá rẻ (A, B) bị cạnh tranh và phải liên tục hạ giá hoặc tung khuyến mãi để hút khách, nhiều mẫu xe lắp ráp ở phân khúc SUV, CUV cũng phải "xuống nước" để có thể cạnh tranh với các mẫu xe nhập khẩu cùng phân khúc.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top