WB: 60% các nước thu nhập thấp có nguy cơ vỡ nợ vào năm 2022?

Theo Ngân hàng thế giới (WB), năm 2022, 74 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới sẽ phải thanh toán tổng cộng 35 tỷ USD, tăng 45% so với số tiền họ đã trả vào năm 2020.

WB cảnh báo khoảng 60% tổng số các quốc gia có thu nhập thấp cần phải cơ cấu lại các khoản nợ hoặc có thể đứng trước rủi ro bắt buộc phải tái cơ cấu.

Nguyên nhân là do, năm 2020 và 2021, chính phủ và các công ty ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã phát hành trái phiếu trị giá khoảng 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 và 2021.

Con số này đang cao hơn 33% so với mức trước đại dịch.

Đây là khoản nợ khổng lồ khó có khả năng trả nợ, do nền kinh tế các nước đang bị khủng hoảng vì đại dịch Covid-19.

WB dự báo, các quốc gia phải mất nhiều thập kỷ phát triển mới bù đắp được.

Các quốc gia này vẫn phải tiếp tục trả các khoản nợ vay từ các quốc gia khác hoặc các quỹ trên thế giới. Trong khi chi phí đi vay thì lại đang không ngừng tăng cao.

Chưa kể, hai năm qua, các ngân hàng trung ương lớn cắt giảm lãi suất khiến cho các khoản vay của chính phủ tương đối rẻ. Chính vì vậy, các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ thắt chặt vào cuối năm nay, việc tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện có ngày càng trở nên đắt đỏ hơn.

Để giải quyết các bế tắc này cho các nước nghèo, các nhà quản lý tài sản, nhà kinh tế và các nhà vận động nợ đều kêu gọi hành động mới để giảm gánh nặng nợ cho các nước nghèo.

Các quốc gia mắc nợ nhiều nhất có thể tìm kiếm sự cứu trợ từ một chương trình do G20 dự định để thay thế DSSI.

Nhưng WB cũng cho rằng, các nước nghèo chỉ có một lối thoát để tránh vỡ nợ, đó là đàm phán với các nước chủ nợ để giảm bớt các điều kiện. Sau đó bắt đầu các cuộc đàm phán tương tự với các chủ nợ tư nhân.

Chad, Zambia và Ethiopia – những quốc gia vay nợ nhiều nhất trên thế giới - đã dùng giải pháp như vậy, nhưng các cuộc đàm phán có ít dấu hiệu tiến bộ.

WB cũng kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) việc xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển nghèo hơn. Đặc biệt là Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất thế giới.

Vì trong năm 2022, các quốc gia nghèo nhất đã phải đối mặt với khoản chi trả nợ trị giá 35 tỷ USD cho các chủ nợ song phương và tư nhân. Trong đó hơn 40% là cho Trung Quốc.

Hiện, Sri Lanka là nước có có nguy cơ vỡ nợ cao nhất, tiếp đó là Ghana, El Salvador và Honduras.

Theo Đời sống
Yến mạch thật giả lẫn lộn

Yến mạch thật giả lẫn lộn

Ngũ cốc yến mạch từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng bổ trợ sức khỏe như giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết,... Sản phẩm được nhiều người tin dùng dẫn tới việc yến mạch bị làm giả, chất lượng kém tràn lan trên thị trường.
back to top