Vượt lên định kiến “dù 2 con gái cũng không sinh con thứ 3”

Nhờ làm tốt công tác truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh nên tại Quận Hai Bà Trưng Hà Nội, dù có 5.200 hộ gia đình sinh con một bề gái cũng không sinh con thứ ba.

Trẻ nhỏ cũng chịu áp lực về phân phân biệt giới

Hiện nay, toàn Châu Á đang ‘thiếu hụt’ tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật là thách thức này rất rõ ràng và đang ngày càng tăng lên.

Tỷ số giới tính khi sinh của cả nước đã tăng từ 106.2 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2000 lên 113.7 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2022 và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng.

Quận Hai Bà Trưng Hà Nội tuyên dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi

Quận Hai Bà Trưng Hà Nội tuyên dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi

Phát biểu tại lễ chức hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10), Quận Hai Bà Trưng, em Phùng Thị Hà Vi, học sinh lớp 9A, Trường THCS Tô Hoàng cho biết, em còn nhớ từ khi còn nhỏ, khi bố mẹ sinh em gái Bảo Bảo Khánh, em đã nghe nhiều người bảo với: “thế này thì phải sinh thêm lấy thằng cu nữa cho có nếp có tẻ”.

“Lúc đó còn nhỏ nên cháu không hiểu lắm và chỉ nghĩ có thêm em bé nữa thật thích và vui. Rồi thời gian trôi qua, hai chị em cháu lớn lên trong tình yêu thương chăm sóc của ông bà, cha mẹ. Thi thoảng vào những ngày lễ tết, cháu vẫn nghe thấy một số người nói với bố mẹ cháu là “Hai con gái thì phải sinh thêm thằng con trai để nối dõi tông đường”.

Nhưng bố mẹ cháu đều nói nuôi hai chị em cháu là đủ và muốn dành tình cảm, kinh tế nuôi chị em cháu trưởng thành, tạo cơ hội để chị em cháu có một môi trường học tập và phát triển tốt nhất và Bố cháu thường động viên mẹ cháu “con trai hay con gái đều được, miễn là chúng hiếu thảo, biết chăm sóc bản thân và hiếu thuận với ông bà, bố mẹ là được” – Hà vi nói

Hà Vi cho biết, em được tham gia các buổi truyền thông tại trường và ở nơi sinh sống, trong các buổi truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, các buổi truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, được nhận sách mỏng, các tờ rơi, tờ gấp… qua đó em được trang bị thêm kiến thức để hiểu được thế nào là tình bạn, tình yêu, biết cách chăm sóc bản thân những ngày nguyệt san, đặc biệt là biết cách phòng chống xâm hại cũng như hiểu được về giới, giới tính về bình đẳng giới, hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh...

Em Phùng Thị Hà Vi, học sinh lớp 9A, Trường THCS Tô Hoàng

Em Phùng Thị Hà Vi, học sinh lớp 9A, Trường THCS Tô Hoàng

Vượt qua định kiến “sinh con nối dõi tông đường” luôn là áp lực rất lớn với các gia đình chỉ sinh con gái. Chị Nguyễn Thị Thanh Phước, 168A Nguyễn Khoái, Phường Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, nơi bà ở trước thuộc làng Hương Thể, Xã Thanh Hà nên vẫn còn nhiều tư tưởng “Trọng nam-Khinh nữ”.

Trong gia đình tôi, chồng tôi là con trưởng mặc dù chúng tôi sinh được hai con gái nhưng bản thân tôi và gia đình không buồn vì điều đó và chưa bao giờ nghĩ sẽ sinh thêm con. Bố mẹ hai bên và vợ chồng tôi thống nhất quan điểm, con cháu nào cũng quý, không phân biệt con gái hay con trai.

Vì vậy, vợ chồng tôi chưa bao giờ chịu áp lực của gia đình về việc phải sinh bằng được cậu con trai. Chồng tôi cũng luôn giữ vững lập trường quan điểm về quy mô gia đình 2 con, mặc cho dư luận xã hội, họ hàng đôi khi hay gièm pha về việc gia đình không sinh được con trai, không có con trai thờ cúng tổ tiên...

Đa dạng các hình thức tuyên truyền chống phân biệt giới tính

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng cho biết: Trong những năm qua, quận Hai Bà Trưng luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo, giám sát, phát hiện sớm, xử lý các bệnh truyền nhiễm; công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Với hình thức, nội dung đa dạng phù hợp với thực tế, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số do vậy, công tác dân số của quận đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Dân số của quận tính đến 30/9 là trên 295 nghìn người, tổng số sinh 9 tháng đầu năm là 1.821 trẻ, giảm 70 trẻ so cùng kỳ năm 2022; số trẻ sinh là con thứ ba là 0 trẻ. Quận thực hiện tư vấn và sàng lọc trước sinh cho 1.493/1.725 bà mẹ mang thai trên 11 tuần, đạt tỉ lệ 100% so với kế hoạch; Tư vấn và sàng lọc sơ sinh cho 848/945 trẻ, đạt tỉ lệ 100% kế hoạch; Tỉ số giới tính khi sinh là 102 trẻ trai/100 trẻ gái; Số nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn đạt 100% so kế hoạch.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng phát biểu

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng phát biểu

Để có những kết quả trên, hàng năm, quận và phường tổ chức các đợt truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng như: Nói chuyện chuyên đề, tư vấn nhóm nhỏ, triển khai các mô hình điểm như thăm hỏi và tặng hoa cho các gia đình sinh con lần 2 là một bề gái, tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình, hội thi, giao lưu văn nghệ, đồng thời lồng ghép tuyên truyền về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn.

Cùng đó công tác kiểm tra, ký cam kết với các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập cung cấp dịch vụ sản khoa, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận được chú trọng và tổ chức thực hiện thường xuyên, thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế về việc siêu âm nhưng không công bố giới tính thai nhi, không loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Bằng việc triển khai các giải pháp cụ thể nêu trên, tỷ số giới tính khi sinh của Quận Hai Bà Trưng đã giảm từ 112 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2016 xuống còn 102 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2023.Hiện toàn quận có 5.200 hộ sinh con một bề gái...Đây thực sự là một kết quả đáng ghi nhận.

Triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành thách thức với công tác dân số từ năm 2006. Năm 2015, tỉ số giới tính khi sinh ở mức rất cao là 112,8 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2016 - 2022, tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh đã được khống chế, tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên (112 bé trai/100 bé gái, năm 2022).

Bất bình đẳng giới là nguyên nhân căn bản làm gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ngược lại mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng giới và các em gái vị thành niên chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Do vậy, cần tạo điều kiện để các em bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và bình đẳng.

Thành phố Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số/và phát triển. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chuyển hướng sang dân số và phát triển.

Ông Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội chia sẻ tại Hội Nghị

Ông Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội chia sẻ tại Hội Nghị

Chia sẻ về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hà Nội, ông Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội cho biết: Tỉ số giới tính khi sinh của của thành phố Hà Nội đã giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019; 9 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh là 112 trẻ trai/100 trẻ gái.

Mặc dù tỉ số giới tính khi sinh của toàn thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động. Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.

Để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: Triển khai nhiều mô hình tại các địa bàn trên toàn thành phố và nhiều hoạt động nhằm nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái được triển khai như: Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên...

Hàng năm tổ chức hàng trăm buổi truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản cho các đối tượng là trẻ em gái vị thành niên, thanh niên, tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đoàn viên thanh niên, truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh các trường. Thành phố đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế trẻ em gái đến 30 quận/huyện/thị xã.

Theo Đời sống
Lệ phí cấp, đổi bằng lái xe từ 1/12/2023

Lệ phí cấp, đổi bằng lái xe từ 1/12/2023

Trong khoảng thời gian từ ngày 1/12/2023 – hết ngày 31/12/2025, các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe sẽ được giảm lệ phí nếu nộp online, mức lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp.
back to top