Vừng phòng xơ cứng động mạch

(khoahocdoisong.vn) - Vừng còn có tên gọi là mè được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Có hai loại vừng đen và vừng trắng (hay vừng vàng), cả hai loại vừng đều bổ dưỡng và làm thuốc được.

Vừng ăn rất thơm, ngon và bổ, là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích. Vừng cung cấp nhiều năng lượng, giúp kéo dài tuổi thọ, làm cho gân cốt khỏe mạnh, chống lại sự già nua, chữa được bệnh tóc bạc sớm, phòng được bệnh xơ cứng động mạch.

Theo các nghiên cứu, cứ 100g vừng có 20% protein, 46,4% lipid, 17,6% gluxid và rất nhiều dầu, vitamin nhóm B. Hàm lượng canxi trong vừng rất cao (1200mg trong 100g vừng). Theo Đông y, vừng có vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào 4 kinh phế, tỳ, can và thận. Đông y coi vừng là một vị thuốc bổ, giúp nhuận tràng, lợi sữa, ích gan, bổ thận, dưỡng huyết, nhuận táo. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng:

Chữa đau mắt: Dùng hoa vừng ngâm vào nước. Sau ngâm mấy tiếng vớt ra để ráo khô nước, đắp lên mắt. Bài thuốc có tác dụng làm mát mắt, dịu cơn đau, mắt sáng lên nhiều.

Chữa rụng tóc và bạc tóc sớm: Dùng lá vừng rửa sạch cùng với rễ của cây vừng sắc lên uống. Nước sắc này làm cho tóc đen lâu, không bị bạc sớm.

Chữa cao huyết áp: Vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất, số lượng 3 vị bằng nhau, rửa sạch tán nhỏ, dùng 1 viên nhỏ bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. Tác dụng hạ áp, chống xơ vữa động mạch.

Lợi sữa: Dùng vừng đen sao qua, giã nhỏ, cho thêm ít muối vào lọ chống ẩm, ăn hàng ngày. Cứ ăn như vậy có tác dụng kích thích tuyến sữa phát triển. Bài thuốc dùng cho phụ nữ có thai sinh con bị cạn sữa.

BS Kim Lan (nguyên cán bộ Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top