Vụ xét xử đường dây đánh bạc ngàn tỷ: Từ đây những kẻ tham nhũng phải biết sợ

(khoahocdoisong.vn) - Xử lý người này sẽ tạo sự răn đe cho người khác, từ đây khiến những người tham nhũng phải biết sợ, đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội về vụ xét xử đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Đại biểu Vũ Trọng Kim.

Đại biểu Vũ Trọng Kim.

Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa cùng 90 đồng phạm đã bị tòa sơ thẩm tuyên án. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn QH tỉnh Hải Dương),  Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật trên cơ sở đòi hỏi của tình hình thực tế, đặc biệt yêu cầu về phòng chống tham nhũng đã kiên quyết, kịp thời đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, xã hội yêu cầu xét xử đúng người, đúng tội. Nếu giải quyết không đúng tội sẽ ảnh hưởng lòng tin người dân.

Do vậy, việc xét xử này được thực hiện tốt sẽ động viên tinh thần của nhân dân, đồng bào trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm pháp luật. Nhưng nếu làm nửa vời, không tốt sẽ mất đi động lực và tinh thần đoàn kết đấu tranh chống tham nhũng.

Sự việc một tướng công an, chống tội phạm lại phạm tội đã gây chấn động. Theo ông, vụ việc này liệu có giống như cái “phanh” để những kẻ tham nhũng biết ghìm mình lại?

Chúng ta biết rằng, bất cứ cơ quan nào bất cứ tổ chức cá nhân nào cũng bị giám sát, cấp trên giám sát và đặc biệt là nhân dân giám sát. Cho nên vải thưa không che được mắt thánh. Bản thân mình có nghiệp vụ có công nghệ tưởng rằng có thể giấu được, nhưng theo năm tháng, rồi cũng không thể giấu mãi được.

Cho nên, từ vụ án này, những người có chức quyền phải biết sợ, sợ tham ô, tham nhũng, hối lộ.  Không việc gì là có thể giấu được.

Kết quả xét xử vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỷ. Ảnh: Zing.

Kết quả xét xử vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỷ. Ảnh: Zing.

Trước vụ án này, cũng có nhiều vụ án khác mà những người có chức, có quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn, móc nối với doanh nghiệp để trục lợi. Khi người có quyền mà phạm tội thì mức độ phạm tội lại càng khủng khiếp. Theo ông, cần có cơ chế như thế nào để khắc phục điều này?

Các vụ án như: Vũ Nhôm, Út trọc… cũng là những người có chức vụ và các doanh nghiệp thường có mối quan hệ với nhau, dẫn tới móc ngoặc, sai phạm, làm mất mát tài sản của nhà nước.

Vì thế, phải có cơ chế, quy định ràng buộc để cán bộ công chức không quá gần gũi với doanh nhân, doanh nghiệp. Bởi vì lợi dụng chính sách tức là tham ô cơ chế, chính sách. Đây là vấn đề tư bản lũng đoạn nhà nước.

Đồng thời, người có chức vụ, quyền hạn phải chú ý tới những hành vi của mình. Hành vi nhỏ nhưng tác hại lớn. Nếu anh cảm thấy vi phạm pháp luật thì anh kìm đi để tránh những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến cá nhân và ảnh hưởng đến uy tín ở trong xã hội.

Và cũng cần phải cảnh giác, có những việc lợi cho cá nhân, doanh nghiệp nhưng có hại cho tập thể và quốc gia thì không làm.

Như vậy tức là mỗi người cần tự phải biết chống tham nhũng trong chính mình, thưa ông?

Đúng vậy, việc chống tham nhũng, quan trọng ở mỗi cá nhân có chức quyền phải chống ngay trong bản thân mình, thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, liên tục không lơi lỏng. Trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngang tầm yêu cầu lãnh đạo. Đã là lãnh đạo thì phải hiểu biết, giải quyết công việc đúng quyền hạn của mình và không ảnh hưởng tới quyền lợi quốc gia, dân tộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn QH TPHCM):

Xử người này, răn đe người khác

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm.

Vụ việc cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh bị đưa ra xét xử cho thấy, càng những người có chức vụ cao thì sự tham nhũng lại càng tinh vi, số tiền tham nhũng lớn. Từ đây, đặt ra những thách thức trong công tác phòng chống tham nhũng. Ý kiến của bà thế nào về việc này?

Tôi nghĩ rằng là không có tham vọng mình phải kiểm soát mọi thứ. Bởi vì mỗi người có một cái quyền nhất định mà đã được hiến pháp quy định. Vấn đề ở chỗ là mình quản lý cán bộ của mình.

Tôi nghĩ để phòng chống tham nhũng thì vấn đề đầu tiên là phải quản lý được cán bộ của mình, mà muốn quản lý cán bộ thì phải có những cơ chế rất rõ ràng trong công tác quản lý cán bộ, trong giáo dục cán bộ và trong kiểm soát quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan để mình có được một cán bộ tốt. Cho nên tôi muốn nói rằng ở cái góc độ phòng là chính chứ không phải là chống là chính.

Cơ chế đó hiện nay, theo bà đã tốt chưa?

Trong thời gian qua, theo tôi là mình chưa làm tốt vấn đề này. Khâu quản lý cán bộ còn nhiều kẽ hở lắm. Mà khi phanh phui ra hoặc khi kiểm điểm ra nó phát sinh những vấn đề. Đó là do công tác quản lý cán bộ, do sự thoái hóa và biến chất cán bộ.

Vậy theo bà, cần có giải pháp như thế nào?

Đó chính là điều thứ hai mà tôi muốn nói tới, đó là vấn đề quản lý về tài chính, tài sản. Tôi thấy luật về phòng chống tham nhũng vừa rồi rất hay, đưa ra nhiều quy định, nhưng cái căn bản nhất là xài tiền mặt thì mình lại không có những quyền kiểm soát và không đẩy mạnh vấn đề này.

Hiện nay có rất nhiều rào cản khiến người ta không thích dùng thẻ, hoặc khi dùng thẻ cũng chỉ là hình thức thì người ta cũng ra cây ATM người ta rút tiền mặt ra dùng. Cho nên không có sự đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước.

Ví dụ như phải làm sao để kiểm soát các dòng tiền mặt, kể cả từ quà biếu mọi cái tham nhũng, thu nhập bất chính sinh ra từ việc quản lý dòng tiền mặt của mình thiếu chặt chẽ… Chứ còn không thì kiểm soát được ngay.

Ví dụ, khi có dòng tiền vô một cách bất thường mà anh không chứng minh được  nguồn gốc, anh không xài tiền mặt thì bộc lộ ra ngay. Thì tôi thấy đây là vấn đề gốc rễ để phòng tham nhũng.

Vấn đề là khi bộc lộ ra rồi, thì khâu xử lý, tiếp nhận vụ việc cũng rất quan trọng?Vì nếu không, sẽ dẫn tới hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim”, thưa bà?

Đây chính là vấn đề thứ ba, đó là việc xử lý khi phát hiện ra sai phạm phải xử cho thật nghiêm. Bởi xử lý người này sẽ tạo sự răn đe cho người khác, tạo thành một cái áp lực từ cái dư luận xã hội, hình thành nên đạo đức xã hội thì sẽ giúp cho người ta biết giữ gìn hơn.

Đằng này xử lý của mình theo tôi đánh giá thì cũng có mức độ thôi và việc thu hồi tài sản chưa có các biện pháp thu hồi triệt để. Có những cái cần phải chặt chẽ thì mình đã không chặt chẽ có những cái không cần thiết chặt chẽ thì lại chặt chẽ

Ví dụ cho bây giờ mình cần đưa ra một cái quyền tạm thời phong tỏa đối với những tài sản có thể bị nghi ngờ là tham nhũng, không cho nó luân chuyển. Nếu không phải thì lại giải tỏa.

Tôi nghĩ rằng không có một cái biện pháp gì có thể đem lại sự triệt để trăm phần trăm nhưng có những điều trước mắt có thể thấy làm được thì làm. Còn mình lại đặt quá nhiều những vấn đề theo tôi nó không có rõ mà mình cứ cố đặt ra trong pháp luật để cho thấy rằng chặt chẽ mà khi thực thi nó không dễ, hay nói cách khác là tính khả thi của pháp luật như vậy thì càng nguy hiểm hơn.

Trân trọng cảm ơn các đại biểu!

Chiều 30/11, TAND tỉnh Phú Thọ tuyên án Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong vụ đánh bạc ngàn tỷ đồng, xảy ra tại nhiều địa phương. 

Căn cứ kết quả xét xử công khai tại tòa, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Dương 5 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc, năm tù về tội Rửa tiền. Tổng hình phạt chung là 10 năm tù. 

Phan Sào Nam bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên 2 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc, 3 năm tù về tội Rửa tiền. Tổng hình phạt chung là 5 năm tù. 

Ông Phan Văn Vĩnh bị tòa sơ thẩm tuyên 9 năm tù về Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng về tội danh này, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa lĩnh 10 năm tù. 2 cựu tướng công an còn bị xử phạt bổ sung mỗi bị cáo 100 triệu đồng. Mức án 2 người này phải nhận cao hơn mức đề nghị của viện kiểm sát (lần lượt với ông Vĩnh, ông Hóa là 7-7,5 năm tù và 7,5-8 năm tù).

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top