Vốn hóa ngành ngân hàng tăng mạnh, đạt hơn 1,865 triệu tỷ đồng, đa số không trả lãi bằng tiền mặt

Từ năm 2016 đến 2019, vốn hóa nhóm ngành ngân hàng có mức tăng trưởng ổn định, nhưng tăng mạnh từ tháng 4/2020 và đạt đỉnh vào tháng 6/2021.

Biểu hiện của vốn hóa nhóm ngành ngân hàng tăng là việc liên tục xin nới room và tăng vốn điều lệ.

Điều này đã khiến cho định giá ngân hàng Việt Nam cao gấp chục lần các nước trong khu vực, lên mức 13,02 lần. Cụ thể, báo cáo mới nhất của Chứng khoán MB (MBS) cho thấy, chỉ số P/E ngành ngân hàng Việt Nam vào cuối tháng 11 ở mức 13,02 lần, cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực.

Chẳng hạn, hơn Indonesia 11,9 lần, Singapore (11,8 lần), Thái Lan (9,3 lần) và gấp đôi, gấp ba so với Trung Quốc (4,7 lần) hay Hàn Quốc (3,9 lần).

Không những thế, chỉ số P/B ngành ngân hàng cũng cao vượt trội so với các quốc gia. Đến cuối tháng 11/2021, vốn hóa nhóm ngành ngân hàng lên hơn 1,865 triệu tỷ VNĐ.

Điều đáng nói, định giá toàn ngành ngân hàng đạt đỉnh lịch sử vào tháng 4/2018 với mức P/B toàn ngành lên đến 3,42x. Hiện tại, P/B trung bình của ngành đã đạt 2,26x, cao hơn so với mức P/B trung bình của giai đoạn 2016- 2021 là 1,93x.

Theo MBS, dư địa tăng của ngành ngân hàng còn lớn, nhất là khi VN-Index đã tăng liên tục, tạo những kỷ lục nối tiếp nhau. Vốn hóa ngành ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường, nhất là khi tăng trưởng vốn hóa của thị trường gắn liền mật thiết với tăng trưởng vốn hóa của ngành ngân hàng.

MBS cũng nhận định, tỷ lệ định giá toàn ngành ngân hàng sẽ tiếp tục cải thiện và hấp dẫn hơn. 

Trong năm 2020, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm hơn 33.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Chính vì thế cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng ghi nhận vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng. Thậm chí, ngay cả tới những ngân hàng nhỏ đang chật vật tăng vốn thì hiện tại cũng đã có gần 10 ngân hàng vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng.

Năm 2021, các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ ở mức rất lớn. VietinBank hiện là đang dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VPBank…

Chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41.

Dù quy mô tăng nhanh và mạnh, đồng thời đa số đều báo lãi ở mức rất lớn, nhưng đa số các ngân hàng đều chỉ trả lãi bằng... cổ phiếu tăng vốn, thay vì là tiền mặt. 

Cổ phiếu này, sau đó được giao dịch trên sàn chứng khoán với thị giá khá cao.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng kinh doanh thuận lợi nhưng chủ yếu trả cổ tức bằng cổ phiếu lại đem tới suy đoán khác về việc các chỉ số tài chính đã được phản ánh không trung thực, dẫn tới việc phải trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn.

Đáng chú ý, hiện chưa có cảnh báo hay thông báo nào từ cơ quan chức năng về hiện tượng ngân hàng lãi lớn nhưng chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Một cách nhìn khác từ thực tế này là cơ quan nhà nước thấy điều đó là bình thường, đúng pháp luật.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top