Vốc uống nước suối, đỉa chui vào mũi

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân bị đỉa chui vào mũi chỉ vì vốc nước suối uống trong một lần lên đồi trồng keo.

Sáng ngày 11/10/2018 bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị H. – sinh năm 1960, trú tại thôn 3 Cây Đa, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Bệnh nhân Hoàng Thị H. đang được các bác sỹ tiến hành gắp dị vật.

Bệnh nhân Hoàng Thị H. đang được các bác sỹ tiến hành gắp dị vật.

Bệnh nhân Hoàng Thị H. cho biết trước đó khoảng gần 2 tháng sau khi đi trồng keo trên đồi, thấy khát nước, bệnh nhân đã rửa mặt và dùng tay vốc uống một vài ngụm nước tại khe suối gần đó.

Sau khi về nhà, bệnh nhân cảm thấy có vật gì đó nằm bên trong lưỡi nhưng không lấy ra được. Một vài giờ sau thì không còn cảm giác vướng bận trong miệng nên cũng thôi, không để ý nữa.

Con đỉa sau khi được lấy ra từ cơ thể bệnh nhân

 Con đỉa sau khi được lấy ra từ cơ thể bệnh nhân

Tuy nhiên, những ngày sau đó bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, kèm theo sổ mũi và có máu chảy. Bệnh nhân có đi khám tại trạm y tế xã nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Được người nhà khuyên nhủ, bệnh nhân mới đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ khám, kiểm tra sức khoẻ

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi kèm theo máu chảy. Tại bệnh viện qua nội soi các bác sỹ xác định có một khối dị vật nằm sâu và lấp một phần bên mũi.

Chỉ sau 15 phút, bằng dụng cụ gắp thông thường bác sỹ đã lấy ra một con đỉa còn sồng dài 4-5cm bụng căng máu.

BS Nguyễn Trạch Dân, Bệnh viện ĐK Hùng Vương khuyến cáo, đỉa rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet. Khi người hoặc các loài động vật xuống suối uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó.

Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp. 

Ở những nơi miền núi, vùng sâu vùng xa, do tập quán sinh hoạt và điều kiện sống còn khó khăn, bà con hay có thói quen sử dụng nước khe suối để sinh hoạt, ăn uống, việc bị đỉa chui vào đường hô hấp cũng không hiếm.

Để tránh điều này, BS khuyên bà con cần cẩn trọng trong việc dùng nước khe, suối, tốt nhất là không nên dùng để ăn, uống khi chưa đun sôi.

Đã từng có bệnh nhân cũng bị đỉa chui vào đường phổi khi ăn rau sống. Cho nên, giải pháp an toàn nhất là ăn chín, uống chín. Đặc biệt, đối với những loại rau ngâm ở dưới nước, có thể chứa những ký sinh trùng, khi ăn sống, tái sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ như rau cần nước, mọi người thường có thói quen ăn muối xổi, hoặc rau ngổ là loài rau sống cả dưới nước, cũng xuất hiện nhiều trong các món sống, gỏi… Ăn chín, tái những loại rau này có nguy cơ cao hơn.

Nếu có những hiện tượng như ho rát cổ họng kéo dài, khó thở, ho nhiều đờm, ho ra máu, sức khỏe giảm sút... thì cần sớm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top