Vỏ quýt trị ho

(khoahocdoisong.vn) - Vỏ quýt vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị (dạ dày) có tác dụng giáng khí kiện tỳ táo thấp, hóa đờm.

Hỏi: Tôi hay bị ho kéo dài, giai đoạn cuối có nhiều đờm. Nghe nói ăn quýt nhiều trị được ho có đờm và dùng vỏ quýt có tác dụng chữa ho nhiều đờm có đúng không?

Thu Hồng (Bắc Ninh)

TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN cho biết, vỏ quýt vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế và vị (dạ dày) có tác dụng giáng khí kiện tỳ táo thấp, hóa đờm. Trị chứng khí uất trong phế (phổi) nên ho nhiều đờm, tức ngực, do khí nghịch sinh chứng phản vị (trào ngược dạ dày), ăn uống kém, khí tích làm nước ứ đọng lại trong cơ thể sinh chứng phù thũng. Ngày dùng từ 6-12g phối hợp với các vị thuốc khác. Khi ho nhiều đờm có thể lấy vỏ quýt 12g, nhân sâm 8g, xuyên bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Ngày một thang sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Để chữa bệnh lâu dài, dùng vỏ quýt để lâu năm là trần bì.

Trần bì có vị đắng, cay, tính ôn vào phần khí của hai kinh tỳ và phế. Có tác dụng: Điều lý ở phần khí, hóa đờm, táo thấp, hành trệ, làm mạnh tỳ vị giúp cho tiêu hóa tốt, tiêu hàn tích. Trị các chứng: ho nhiều đờm, nôn mửa, khí của can (gan) nghịch lên đau tức vùng ngực, sinh chứng nôn mửa, tiêu thực, trị chứng tiêu chảy, nhiệt tích ở bàng quang sinh chứng đái dắt, tích nước phù thũng. Ngày dùng từ 6-12g.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top